Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ sau: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" (Bài viết số 3, SGK Ngữ văn 12 chuẩn, tập 1).

Đề bài:

Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ sau:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thươc xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

(Bài viết số 3, SGK Ngữ văn 12 chuẩn, tập 1).

Bài làm

“Tây Tiến” (Quang Dũng) là một bài thơ thành công trong số rất nhiều những bài thơ viết về đề tài người lính trong chiến tranh. Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ nỗi nhớ trong lòng tác giả về binh đoàn Tây Tiến nơi mình đã từng sống và chiến đấu. Nỗi nhớ bao trùm lên cả bài thơ trong đó thể hiện tập trung nhất ở đoạn thơ:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thươc xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Đoạn trích nằm ở đầu bài thơ, thể hiện sâu sắc tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội.

Gắn bó gần hai năm với binh đoàn Tây Tiến nhưng những tình cảm mà Quang Dũng dành cho miền quê nơi mình đóng quân cũng như những người đồng đội cùng vào sinh ra tử thật sâu sắc. Ở một nơi khác, khi nhớ về, tâm hồn nhà thơ đầy ắp tâm trạng và cảm xúc. Bao trùm lên cả bài thơ cũng như cả đoạn thơ là nỗi nhớ về con người, cảnh vật, chân thành, cảm động. Đoạn thơ mở đầu bằng một câu thơ cảm thán vừa như một lời gọi, lại vừa như tự nhủ với mình:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Tây Tiến trở thành một cái tên gọi chung không chỉ khơi dậy nỗi nhớ về những người lính trong binh đoàn mà còn trở thành tên gọi chung cho những địa danh đã từng gắn bó với họ nữa. Nỗi nhớ không cụ thể rõ ràng mà “chơi vơi” làm cho người ta cảm giác như dòng cảm xúc, như nỗi nhớ đang bay bổng giữa một miền rừng núi bao la hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc; cảm giác như sự hòa mình vào trong nỗi nhớ của. tác giả là hoân toàn, là tuyệt đối. Tây Bắc trong nỗi nhớ nhung chứa vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, hoang dại và đầy bí ẩn. Hàng loạt các địa danh được nhắc đến và mỗi nơi lại gắn với một máng kí ức riêng, cụ thế. Đó là Sài Khao, Mương Lát trong những đêm hành quân mờ sương chợt giật, mình rung động bới vé đẹp cúa một cánh hoa rừng. Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” tăng thêm ấn tượng về nỗi nhớ của tác giá cũng như tâm hồn tinh tê nhạy cảm của người chiến sĩ. Một chi tiết nhó nhưng có sức lay động và ngưng lại trong kí ức của nhà thơ.

Tây Bắc là con đường hành quân vất vả:

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thươc xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi."

Cái hùng vĩ của cảnh vật được tô đậm thêm ớ những hình ảnh miêu tá đầy ấn tượng. Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăm”, sử dụng những vần trắc liền nhau như đoạn đường gồ ghề, lên dốc xuống đèo trên đường hành quân của người chiến sĩ. Đường hành quân vất vả như đường lên đến tận trời khiến cho thiên nhiên cùng với con ngưừi tạo ra một hình ảnh thật thú vị: “súng ngửi trời”. Đây là hình ánh liên tương thể hiện sự thông minh hài hước của người lính Tây Tiến. Vượt đèo lội suối, có những lúc người đi sau nhìn người đi trước, mũi súng in hằn lên bầu trời mà nói như Quang Dũng, như một hành động “thăm dò” ngộ nghĩnh. Câu thơ gợi nhớ đến một hình ảnh khác tương tự của nhà thơ Chính Hữu:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạng bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Người nghệ sĩ trong gian khổ yần có thể mở rộng lòng mình để cám nhận về mọi giới như vậy tất phải có một tâm hồn nhạy cảm và vô cùng phong phú.

Bốn câu thơ là sự kết hợp tuyệt vời giữa vần điệu với nội dung thể hiện sau nó. Sự thay đổi bằng - trắc linh hoạt như những chặng đường hành quân lên thác xuống ghềnh đầy gian khổ. đó, sau những vất vả, có lúc tâm hồn con người được hòa vào những khoảnh khắc thật đẹp: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Đứng từ trên núi cao nhìn xuống, giữa khoảng mênh mông bao la, khi cơn mưa xa khơi làm cho mọi thứ hiện ra vừa hư vừa thực thì “nhà ai” gieo vào trong lòng người chiến sĩ có lẽ không phái nỗi băn khoăn mà là một lời tán thưởng cho những gì đang diễn ra trước mắt. “Thi trung hữu họa”. Bức tranh thiên nhiên được nhìn từ nhiều góc độ, có nhìn lèn, nhìn xuống, nhìn ra xa... Và ở mỗi góc nhìn khác nhau lại là một ấn tượng, vẻ đẹp khác nhau. Hành trình theo nỗi nhớ của nhà thơ, dường như người đọc cũng đang tham gia vào những vất vá của con người trong kí ức, cũng cảm thấy những nổi vất vá mà người lính đang trải qua, vui với niềm vui mà họ có được. Tài năng cùa Quang Dũng lả ở chỗ đó.

Tây Tiến còn được nhớ đến trong nét hoang sơ đầy bí ẩn:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Tất nhiên là đằng sau đó có hiểm nguy, có đe dọa đến tính mệnh nhưng dưới cái nhìn của những chàng trai gan dạ nhưng không kém phần tinh nghịch thì chỉ là “gầm thét”, “trêu người” mà thôi.

Không chỉ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc, cuộc sống của người dân nơi đây cũng xuất hiện với một vài hình ảnh chấm phá, thoáng qua nhưng gợi rất nhiều. Sau âm thanh ghê rợn của “thác gầm thét”, “cọp trêu người” đột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Chi tiết “cơm lên khói”, “thơm nếp xôi”, là hình ảnh gần gũi, quen thuộc, gợi ra cảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Cuộc sông bình dị góp thêm một vẻ đẹp nữa cho mảnh đất của kỉ niệm.

Thiên nhiên và con người có sự chan hòa giao cảm nên nỗi nhớ về hai hình ảnh ấy gần như lúc nào cũng đi liền với nhau, cái này làm sâu sắc hơn thêm cho cái kia và ngược lại. Nhớ về vùng đất nơi người lính từng chiến đấu, đó là nỗi .nhớ nhung, nuôi tiếc. Còn nỗi nhớ về đồng đội đầy tự hào nhưng cũng đầy đau đớn, xót xa. Không thê sao được khi họ đã cùng nhau trải qua biết bao vất vả trong cuộc chiến đấu’ và tât nhiên là cả những hi sinh, mất mát:

“Anh bạn dãi dầu không bưác nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Tư thế “gục lên súng mũ bỏ quên đời” thật bi tráng, thanh thản, dung dị mà đầy tính truyền cảm. Nó phảng phát chất nghệ sĩ, tài tử, kiêu hùng khi từ giã cuộc sống của người chiến sĩ. Đã ngã xuống mà vẫn như tư thế cùng đồng đội tiếp bước hành quân. Đến mảng hồi ức này, ta cảm thấy sự trầm láng, xót xa trong lời thơ của Quang Dũng. Nhà thơ đã tránh để không dùng trực tiếp từ “hi sinh” bởi những tình cảm yêu thương mà ông đành cho người lính và cũng bởi, với người lính Tây Tiến hào hoa, tinh nghịch, kiêu hùng “không mọc tóc”, “xanh màu lá”, “dữ oai hùm”, vẫn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

thì sự thể hiện đó là hoàn toàn phù hợp.

Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã góp phần quan trọng xây dựng bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến. Bức chân dung kiêu hùng của người lính được dệt nên bởỉ cảm hứng lãng mạn qua cái nền hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, khiến cho nỗi nhớ cảnh và người nhiều khi hai mà thành một, tô đậm hình ảnh thiên nhiên và con người.

Xuất hiện ngay từ đầu bài thơ, đoạn thơ thể hiện cảm động tình cảm sâu sắc, nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả về mảnh đất và con người Tây Bắc cũng như về những người đồng đội nơi nhà thơ đã từng chiến đấu. Nằm trong cảm hứng chung của toàn bài, nó góp phần khắc họa chân dung bi tráng về người lính Tây Tiến, những chàng trai Hà thành hào hoa, lãng mạn.

BÀI CÙNG NHÓM