“Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là vở bi kịch nổi tiếng của sếch-xpia, nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại. Vở bi kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người, mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân thù hận của tình người, của chủ nghĩa nhân văn. Với những gì được thể hiện trong tác phẩm cũng như qua đoạn trích “Tình yêu và thù hận” có một chân lý đã được chứng minh: Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người.
Đề tài tình yêu xưa nay vẫn là đề tài nhận được nhiều sự ưu ái của con người, đặc biệt là người nghệ sĩ. Đó là một thứ tình cảm thể hiện tính nhân văn, nhân dạo cao cả. Tình yêu có rất nhiều cung bậc khác nhau và nó có sức mạnh làm thay đổi cuộc sống. Một tình yêu chân chính là tình yêu mà con người ta đến với nhau hoàn toàn trong sáng, bằng tình cảm chân thành, thực sự, không tính toán, vụ lợi. Tình yêu chân chính còn là biết trở thành động lực của nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn. Người ta nói rằng: Ca ngợi tình yêu chân chính cũng chính là khẳng định con người, cũng là vì như vậy. Trước hết vì tình yêu đó là một tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Con người sinh ra dã biết yêu: yêu gia đình, người thân, yêu bạn bè, yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa. Đó là những tình cảm mang đầy tính nhân bản bởi vậy nên khẳng định tình yêu, đó cũng chính là khẳng định con người. Hơn thế nữa, những người có thể có được tình yêu trong sáng, đích thực, chân chính với người khác thì hẳn đó cũng sẽ là biểu hiện cho một tâm hồn đẹp. Và họ cũng xứng đáng để nhận được sự ngợi ca.
Ca ngợi về tình yêu, sếch-xpia đã đặt nó trong một hoàn cảnh nghiệt ngã: đó là tình yêu của hai con người nảy sinh trong mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ, qua đó nó càng được thử thách và tỏa ra ánh hào quang rạng ngời. Rô-mê -ô và Giu-li-ét, hai người đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, vì những mối tình cảm nảy nở không sao cưỡng lại được. Họ đã không để cho những định kiến vốn có của hai gia đình ảnh hưởng đến tình yêu của mình. Tình yêu của họ nảy nở và bùng lên một cách mãnh liệt. Ngay trong đêm gặp đầu tiên ở lễ hội hóa trang, Giô-mê-ô đã quay trở lại để gặp Giu-li-ét, đúng lúc Giu-li-ét cũng đang đứng bên cửa sổ để thổ lộ tình cảm với người mình yêu. Những lời độc thoại của nhân vật được dẫn ra dưới hình thức của một lời dẫn chuyện khiến cho người ta phải cảm động bởi mối tình si mê mà Rô-mê-ô giành cho Giu-li-ét: “Ánh sáng nào vừa lóe trên cửa sổ kia? Đấy là phương Đông và nàng Giu-li-ét là mặt trời! - Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi và giết chết ả Hằng Nga đố kị héo hon, nhợt nhạt vì đau buồn khi thấy cô hầu của ả lại đẹp hơn cả rất nhiều (...) chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về..”.. Cuộc gặp gỡ, đối thoại và độc thoại của hai người được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng tuyệt đẹp như để tôn thêm vẻ đẹp của mối tình, của những người đang chìm đắm trong yêu thương, vượt lên trên tất cả những thù hận đang đe dọa, rình rập phía trước. Bối cảnh đêm khuya - trăng sáng với màn đêm thanh vắng và vầng trăng trên trời cao đã tạo ra chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân. Thiên nhiên được nhìn từ điểm nhìn của nhân vật, là thiên nhiên hòa cảm, đồng tình, trân trọng và chở che. Trong đôi mắt của người đang yêu, Giu-li-ét hiện ra như một nàng tiên lộng lẫy, “tỏa ánh hào quang, trên đầu ta như một sứ giả nhà trời có cánh”. Đây là cảm xúc của người đang yêu và được tình yêu đáp lại, cũng lạ sự cộng hưởng kỳ lạ và tuyệt vời trong tâm hồn của những người đang yêu mà sếch-xpia đã quan sát và nhận biết được. Đó là một tình yêu chân thành, không toan tính, vụ lợi mà rất hồn nhiên trong trắng được cái đẹp của bối cảnh làm nền.
Tình yêu dẫu mãnh liệt nhưng đau đớn thay vẫn không thể thoát hỏi những ám ảnh về lòng thù hận. Nỗi ám ảnh này xuất hiện trong suy nghĩ của Giu-li-ét nhiều hơn, cho thấy nỗi lo lắng của nàng. Trong đoạn trích, đã có tới năm lần trong cả đối thoại lẫn độc thoại nàng bị nỗi ám ảnh đó đeo bám. Tình yêu trắc trở về sự hận thù, sự nhận thức đó khiến cho Giu-li-ét băn khoăn, day dứt, đứng trước những tâm trạng rối bời. Nàng đã không ngần ngại thổ lộ tình yêu mãnh liệt với chính bản thân mình. Nàng tự đặt mình vào trong tất cả những nỗi băn khoăn, ám ảnh rồi lại tự tìm cách trả lời để tự trấn an chính mình. (“Chàng hãy khước từ cha và từ chối dòng họ của chàng đi”; “Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi”; “Nơi tử địa”; “Họ mà bắt gặp anh”; “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”. Với linh cảm của một người phụ nữ, Giu-i-ét đã dự cảm thấy trong tình yêu mình những sóng gió, và nàng lo sợ, không chỉ cho mình mà còn cho người mình yêu. Còn với Giô-mê-ô, chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình để có thể đến được với người mình yêu và của chính Rô-mê-ô (“Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”; “tôi thù ghét cái tên của tôi”; “càng phải Giô-mê-ô cũng chẳng phải Mông-ta-ghiu”). Nhưng vượt lên trên tất cả, mối quan tâm lớn nhất của họ lại là việc liệu tình cảm của người kia giành cho mình như thế nào? Tình yêu mãnh liệt đến độ cả hai vẫn ý thức được sự thù hận nhưng giờ đây nỗi lo chung của hai người là lo họ không được yêu nhau, họ không có được tình yêu của nhau. Cả hai đều nhắc tới hận thù nhưng không nhằm khoét sâu thêm hận thù mà con hướng tới vượt lên trên hận thù, bất chấp hận thù. Có thể nói, trong đoạn trích này, tình yêu đã không xung đột với thù hận mà chỉ diễn ra trên nền thù hận. Thù hận bị đẩy lùi, bị xóa đi vĩnh viễn, chỉ còn lại tình người, tình đời bao la, phù hợp với lý tưởng nhân văn.
Tình yêu của Giô-mê-ô và Giu-li-ét, đặt trong thời đại Phục hưng, càng có giá trị trong việc ngợi ca và khẳng định con người. Hai con người đó, họ đã sống với tất cả những tình cảm tự nhiên và chân thực nhất của mình, vượt lên trên mọi hoàn cảnh nghiệt ngã, éo le, vượt lên trên thù hận. Tình cảm của họ vượt lên trên bóng tôi của màn đêm trung cổ để tỏa ra ánh hào quang rực rỡ. Qua tình yêu đó, Sêch-xpia ca ngợi vẻ đẹp trần thế của con người, ca ngợi hạnh phúc do chính con người tạo ra chứ không phải là thứ hạnh phúc hư ảo do chúa trời ban phát. Không chỉ vậy, qua đề tài tình yêu tác giả cũng lên tiếng bênh vực và bảo vệ cho quyền lợi của người phụ nữ. Họ có quyền được yêu và thể hiện tình yêu của mình. Kết. thúc vở kịch, hai người yêu nhau cuối cùng cũng đã được ở bên nhau. Họ đã sống hết lòng trong tình yêu và cũng đã có thể chết vì tình yêu. Và cuối cùng, sức mạnh của tình yêu chân chính đã chiến thắng. Hai dòng họ đã tự nguyện xóa đi mối thâm thù truyền kiếp để sống với nhau trong hòa bình. Tình yêu chân chính đã có sức mạnh nối kết con người lại với nhau, xóa đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người; tình yêu làm cho tình người được nối lại; tình yêu nâng đỡ, cổ vũ cho con người tạo nên lẽ sống: “Sống là yêu thương” và do đó, đó luôn là một tình cảm thể hiện tính nhân văn cao đẹp của con người, trong mọi thời đại.
Đoạn trích cũng như toàn vở bi kịch là câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Giô-mê-ô và Giu-li-ét. Thông qua mối tình đích thực ấy, Sếch-xpia đã ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp của tình người, của tình dời theo lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn. Tác phẩm chứng minh cho một chân lý có ý nghĩa không chỉ trong thời đại bây giời: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”.