Suy nghĩ của anh (chị) về lối sống của người Hà Nội xưa và thời "cơ chế thị trường" hôm nay?

Sự đối lập lối sống của người Hà Nội xưa với người Hà Nội hôm nay (thời "cơ chế thị trường") có thể gợi lên nhiều suy nghĩ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có người cho là đương nhiên, thời thế đổi thay, con người cũng đổi thay. Có người thất vọng trước hiện tại và hoài vọng quá khứ. Người kể chuyện không giấu giếm nỗi hoài nghi, lo âu khi thấy Hà Nội đang giàu lên, vui hơn nhưng chỉ là "phần xác". Ông không tin lớp người đang hăm hở buôn bán làm giàu còn biết yêu cái đẹp, còn giữ được nét thanh lịch, hào hoa của đất kinh kì (như biết "gọt tỉa thủy tiên", biết "thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của dò hoa thủy tiên"). Ông "tức và đau" vì gặp những người Hà Nội thiếu lễ độ, thiếu văn hóa một cách trắng trợn (những người mà ông hỏi đường, anh chàng đi xe đạp, cô con gái ông bạn). Nhưng bà Hiền mà ông một mực quý trọng lại "không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ" của người cháu. Bà chỉ kể cho người cháu nghe chuyện cây si sống lại nhờ nỗ lực của thành phố. Đấy là bằng chứng cho thấy người Hà Nội hôm nay không chỉ trọng vật chất mà còn quan tam đến đời sống văn hóa, tinh thần. Bà vẫn tin Hà Nội "thời nào cũng đẹp". Như vậy, sự đối lập chỉ là nhất thời, khi con người biết quan tâm đến ve đẹp văn hóa, nó sẽ gặp lại các giá trị truyền thống.

BÀI CÙNG NHÓM