Vẻ đẹp lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Gợi ý cách làm bài

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề quan tâm trong bài viết: vẻ đẹp lối sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

- Phân tích những khía cạnh của vẻ đẹp lối sống nhàn trong bài thơ:

+ Nhàn là “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một “lão nông tri điền” đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn (tạc tỉnh canh điền). Con người trí thức có danh vọng đương thời đã tìm thấy niềm vui trong công việc lao động, làm bạn với cuộc sống giản dị nơi thôn dã. Mai để đào đất, cuốc để xới vun và cần câu để câu cá. Cách dùng hên tiếp 3 danh từ kết hợp với một số từ “một” đúng đầu cho thấy cái gì cũng đã có, đã sẵn sàng. Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động đi vào trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có cái thanh nhàn thư thái riêng của một người tự tại, có thể làm gì tùy theo sở thích cá nhân bởi lẽ mai, cuốc, cày... là để “Cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà - Nào của nào chăng phải của ta”.

+ Nhàn là “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”, mùa nào thức nấy. Những sản vật ở đây không phải là cao lương, mĩ vị mà dân dã, mang màu sắc thôn quê. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng có cái thú của nó. Phải chăng đây là những món ăn thanh đạm, “ăn giá tuyết, uống băng đông” (Xuân Diệu) của con người muốn hòa mình vào tự nhiên như nhiều lần Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết: ‘Măng trúc còn tươi bếp mới sôi” (Bài 10), “Bếp trà hâm đã sôi măng trúc” (Bài 41)? Sinh hoạt của người nhàn dật cũng rất thoải mái, tự nhiên (“Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”). Chuyện ăn uống, tắm táp, làm lụng... đã trở thành nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhiều lần thơ Trạng Trình có những cử chỉ, hành động... mang dáng dấp rất đỗi đời thường mà vẫn thanh cao như vậy: “Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích - Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao”.

+ Con người đã tìm thấy niềm vui, sự ưng ý thanh thản trong cuộc sống đó “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Hai chữ “thơ thẩn” là trạng thái thảnh thơi, “vô sự’, trong lòng không còn gợn chút cơ mưu tư dục của con người. Trong tương quan với “thú nào” của “dầu ai” kia, nhàn đã trở thành một thú có dư vị và sức hấp dẫn riêng đốì với nhà thơ, tạo nên ầm điệu chung cho tất cả tác phẩm: nhẹ nhàng, lâng lâng: “Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách — Được thú ta đà có thú ta”.

+ Nhàn là “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chốn lao xao”. “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng. “Chốn lao xao” chính là chốn quan trương, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe quyền quý, kẻ hầu người hạ, bon chen luồn lọt hãm hại nhau. Những âm thanh “lao xao” xe xe ngựa ngựa ấy một người tự nhận là “dại” như Nguyễn Bỉnh Khiêm thây “ngại bước chen” (“Thấy dặm thanh vân ngại bước chen”; “Nép mình qua trước chốn lao xao”; “Ngõ hạnh đưa người chân ngại chân”). Còn “nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi, nơi “Cửa vắng ngựa xe không quýt ríu”. Vậy cái “dại” và “khôn” ở đây thật ra là cách nói ngược, thâm trầm ý vị, vừa tự tin, tự cho mình là “dại”, người là “khôn”, vừa hóm hỉnh pha chút mỉa mai. Sự khôn, dại ấy trở lại trong bài thơ số 94: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại - Dại vốn hiển lành ấy dại khôn”.

+ Nhàn là “Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống - Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Không chỉ xa lánh danh lợi mà dường như còn cười cợt cả cái chôn lao xao lo giành giật nó, rốt cuộc chỉ như giấc mơ dưới góc cây hòe. Hai chữ “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một con người luôn tự cho mình là “dại”. Nhịp ngắt 2/5 của câu thơ cuối cùng gợi cảm nhận phú quý chĩ là một giấc mơ mà thôi. Đúng là “Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa!”.

- Kết lại nội dung phân tích: Lối sống nhàn trong bài thơ không đơn thuần là “giải pháp tình thế”, do hoàn cảnh ngẫu nhiên mà con người có. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông chủ động chọn lối sống nhàn. Sự chủ động ấy trong cuộc đời biểu hiện ở việc xin từ quan khi dâng sớ chém lộng thần không có kết quả. Trong bài thơ này, dấu ấn của sự chủ động hiện ra ở việc dứt khoát chọn cho mình một niềm vui riêng, một cách sống riêng so với những “giá trị” khác mà sô' đông đang theo đuổi. Ngay từ những câu thơ đầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xác định “Thơ thẩn... nào” thì “thơ thẩn” với “thú nhàn” đã là một cách chọn lựa vượt lên vô vàn những “thú nào” của bất cứ ai. Sự chọn lựa cũng dứt khoát, quyết liệt trong cách sống: “Ta dại... lao xao”. “Ta” kiên định với chọn lựa của ta đầy tự tin. Chủ động trong thế “Rượu... chiêm bao”. Có người đang đứng trên phú quý, vượt ra ngoài “lực hấp dẫn” của phú quý để “nhìn xem” và cười cợt về nó. Như vậy nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống.

BÀI CÙNG NHÓM