Bàn về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”. Hãy từ một truyện ngắn mà anh (chị) thích, bày tỏ quan niệm của mình về ý kiến trên

Truyện ngắn là một thể loại được ưa thích cả với người sáng tác văn chương và người thưởng thức. Sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này chính là ở chiều sâu nghệ thuật rất đặc biệt và độc đáo của nó. Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “’Quá một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhận vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”. Đọc truyện ngắn “Một người Hà Nội” ta sẽ nhận thức rõ hơn về những ý kiến này.

Nguyễn Minh Châu trong một cuộc nói chuyện đã đưa ra nhận định: “Văn học và cuộc sống là hai, đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Có thể nói, cuộc sống chính là đường tròn đồng tâm lớn nhất bao trùm lên toàn bộ đời sống con người và văn học. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống và chính là noi phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ một cách đầy sáng tạo. Mỗi tác phẩm văn học, cũng giống như bất kì một tác phẩm nghệ thuật, nào khác, đều là nơi phản ánh một vấn đề, một mảng nào đó của đời sống. Nếu như tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng phản ánh cuộc sống một cách rộng lớn nhất: là toàn bộ đời sống xã hội, có khi bao trùm lên cả cuộc đời, số phận của cả một con người, cả một dân tộc trong những màng thời gian và không gian khác nhau thì truyện ngắn, do những đặc trưng thề loại, cũng phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng ở những mảng hiện thực nhỏ hẹp hơn. Đó chính là những lát cắt của đời sống mà ở đó có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời nhân vật cũng như nội dung chính được nhắc đến trong tác phẩm. Đó là lí do tại sao truyện ngắn thường hướng tới phát hiện và khắc họa một hiện tượng mang tính bản chất nhất, quan trọng nhất trong quan hệ nhân sinh hoặc, trong đời sống của con người. Nhân vật trong truyện ngắn cũng không hắn là một cá tính điển hình, đầy đặn và phức tạp mà có thể là một mảnh đời, một khoảnh khắc của số phận. Đó cụ thể là “một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một nhân vật”. Cần phái hiểu từ “một” ở đây cần được hiểu là một từ mang tính chất ước lệ. “Một” là rất ít so với eái thế giới phức tạp, đồ sộ và bề bộn của tiều thuyết. Nói về những cái ít đó trong truyện ngắn, ý kiến nhằm khẳng định cái phải làm được của một tác phẩm truyện ngắn đích thực: phản ánh một vấn đề nhân sinh, tức phản ánh một vấn đề về đời sống của con người. Như vậy là mặc dù chỉ là một.lát cắt của đời sống nhưng đó cần phải là một vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống của con người, có ý nghĩa đối với việc thực hiện những giá trị thẩm mĩ vốn thuộc về văn học. Và nó sẽ là những khoảnh khắc đọng lại mãi trong lòng người. Tính chất đăch thù ấy khiến cho truyện ngắn phái tìm đến một giải pháp nghệ thuật tối ưu cho lời văn: cô đọng, hàm súc, mang nhiều nghĩa truyền tải được chiều sâu của tác phẩm.

Nhận định có giá trị lý luận soi sáng trên cả hai bình diện sáng tác và tiếp nhận văn học. Đặc trưng của truyện ngắn là vậy nền nó đòi hỏi ở người sáng tác khả năng tiếp cận, chọn lọc và khái quát các vấn đề của hiện thực cuộc sống để đưa được vào trong văn học những khía cạnh của cuộc sống có ý nghĩa nhân sinh sấu sắc. Còn người đọc cần là người sáng suốt trong việc nhìn nhận ra các vấn đề được đề cập đến trong tác phẩm đó, thây được những điều mà nhà văn muốn gửi gắm trong đó. Sáng tác và tiếp nhận đúng đắn mới có thể truyền tải, khám phá được hết những giá trị văn học gửi gắm trong đó,

Có thể nói, tất cả các tác phẩm truyện ngắn đích thực được công nhận đều là những tác phẩm truyền tải được một vấn đề nào đó củá nhân sinh. Ta có thể chứng minh cụ thể điều này qua một tác phẩm tiêu biểu “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.

Truyện ngắn “Một người Hà Nội” cũng như các tác phấm khác của Nguyễn Khải luôn có một giọng văn rất trải đời. Tác phẩm thể hiện cái nhìn nghệ thuật mới mô cùa Nguyễn Khải về cuộc sống và con người khác hắn với cái nhìn tinh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt và có phần đơn chiều của nhà văn khi khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ - mới, tốt - xấu, ta - địch... trước kia. ở “Một người Hà Nội”, ta bắt gặp một cái nhìn đầy trăn trở, suy nghiệm, cảm nhận hiện thực xô bồ, hối hả, đầy biến động đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc, chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội, lấy việc khám phá con người làm trung tâm. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và tiếp nối thế hệ để cuối cùng bao giờ cũng khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn tốt đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Nhân vật trung tàm là nhân vật bà Hiền, một người Hà Nội bình thường. Qua lời kể của nhà văn, tác phấm dẫn dắt người đọc. đi qua cuộc đời bà Hiền gắn với các mốc lịch sử của dân tộc để cuối cùng tập trung vào hình ảnh một bà Hiền - một người Hà Nội ít ỏi còn giữ lại được nét văn hóa hà thành trong cuộc sống hôm nay. Qua hình tượng nhân vật chính và cuộc đời của bà, Nguyễn Khải đã đặt ra và khiến cho người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại: Làm thế nào để giữ gìn và phát huy được những nét văn hóa tốt đẹp của người Hà thành nói riêng và của con người Việt Nam nói chung? Nét văn hóa của người Hà thành ở đây là gì? Điều trước hết và quan trọng mà Nguyễn Khải tập trung miêu tả là lòng tự trọng. “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Người Hà Nội xưa vốn đã mang trong mình niềm tự hào, và tự tôn rất lớn. Bẳn lĩnh văn hóa, cốt cách người Hà Nội, đức tính giàu lòng tự trọng trái qua nhiều biến động thăng trầm vẫn không hề thay đổi. Là một người phụ nữ đầy bản lĩnh, bà Hiền sống thẳng thắn, chân thành, không bao giờ giấu giếm thái độ, quan điếm của mình trước cuộc sống xung quanh. Cô phản đối việc người ta cứ mải mê mãi với chiến thắng mà không chịu bắt tay vào làm ăn, phản đối việc xưng hô kiểu cách không phù hợp, không đúng với trật tự lỗ nghi trong gia đình. Có đầu óc rất thực tế, bà tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo, chủ động trong cả chuyện hôn sự của mình đến việc làm thế nào để lo lắng cho cuộc sống mưu sinh của,gia đình. Nhưng dù có làm gì thì với bà Hiền, lòng tự trọng bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Bà không chấp nhận làm bất cứ điều gì mà để ảnh hưởng, tốn thương đến lòng tự tọng cúa chính mình, cũng chính là giữ gìn cho lòng tự trong - nét văn hóa của người Hà Nội. Không chỉ có ý thức giữ gìn cho mình, bà còn bảo ban, dạy dồ con cháu cách sống làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất và giá trị cùa người Hà Nội, từ việc nhỏ nhất là cách ngồi ăn, cách cầm đũa, each múc canh đến cái lớn là quan niệm sống, lẽ sống: “chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng:. “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ.”... Thế nên trong thời buổi khó khăn, nghèo khổ nhất thì nếp sống văn hóa ấy cũng không đổi. Trong khi gia đình tác giả'thì việc ăn uống qua quít, thậm chí là “nhồm nhoàm”, vợ chồng, con cái ăn uống lấy được, cho xong thì gia đình nhà bà Hiên thì khác hẳn. Dù ít hay nhiều, bữa ăn cũng phải được bày ra bàn, bát đũa chinh tề. Chiến tranh nố ra, bà để cho những đứa con mình ra trận dù lòng trĩu nặng bởi vì bà không muốn chùng phải hổ thẹn với bạn bè, hổ thẹn với những người xung quanh, hổ thẹn với chính mình. “Tao đau đớn mà bằng lòng vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh cúa bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cán, ngăn cán tức là bảo nó đi tìm đường sống để các bạn nó phẵi chết cùng là một cách giết chết nó”. “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khá,, hoặc sống cá, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Suy nghĩ bình dị như thế của bà là suy nghĩ của một người thiết tha yêu nước. Bà Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh nhưng ở bà đã thấm sâu những cái tính hoâ trong bản chất người Hà Nội, là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội, dù rất nhỏ bé nhưng lại mang giá trị quí báu, bao nhiêu hạt bụi vàng sẽ đúc thành một “áng vàng sáng chói”. Những người Hà Nội như bà đã là “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội”, tất cả đang “bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!”. Ánh vàng ấy là cái phẩm giá của người Hà Nội, là cốt cách người Hà Nội, Hà Nội linh thiêng và hài hòa, Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Xung quanh bà Hiền còn là những người Hà Nội khác. Đứa con trai đầu mà bà rất yêu quý là Dũng. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Anh tình nguyện tham gia chiến đấu, dâng hiến tuổi xuân của mình cho độc lập dân tộc. Có biết bao bà mẹ Hà nội vô cùng thương con và đầy nghị lựe như mẹ Tuất, người mẹ cùa đồng đội anh, nén nỗi đau mất con, tiếp tục dựng xây cuộc sống này. Gặp lại người bạn chiến đấu của đứa con đã hi sinh, “người bà run bần bật nhưng không khóc” và bà run rẩy nói: “Nín đi con, nín đi Dũng. Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi”. Có thể nói, tất cả những người Hà nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.

Hình tượng nhân vật trung tâm và những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đã đặt ra một vân đề có ý nghĩa nhân sinh cao cả về niềm tự hào, việc giữ gìn và phát huy nét văn hóa Hà thành cũng như văn hóa của người Việt Nam nói chung. Nó được khắng định trong bản chất cũng như trong sự đôi lập với một sơ biểụ hiện của sự suy thoái về văn hóa trong đời sống con người. Nguyễn Khải, bên cạnh việc đưa ra sự thật về những người Hà Nội có phẩm chất cao đẹp cũng đã không ngần ngại đưa ra sự thật về những người tạo nên “nhận xét không mây vui vẻ” của nhân vật tôi về Hà Nội. Đó là một “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ còn không chút lễ nghĩa phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi: “Tiên sư cái anh già” tục tằn, thô bi. Là những người mà nhân vật tôi hỏi thồm đường, ’có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ”; Là cô con dâu thán nhiên cho con bú và bàn luận chuyện trò với bố chồng và bạn của bô chồng... Họ đã và đang đánh mất đi nét văn hóa vốn là niềm tự hào của người dân Hà thành từ bao đời nay. Cuộc sống hiện đại bộn bề đang làm người ta dần đánh mất đi những nét đẹp tinh thần vốn có của bán thân và dân tộc mình. Hà Nội còn phái làm nhiều điều nữa đế’ giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội. Câu chuyện có nỗi buồn nhưng không hề tỏ ra bi quan. Nét đẹp của văn hóa Hà thành là nét đẹp cúa biết bao đời dồn tụ lại, nó sẽ không thế’ dễ dàng mất đi chi vì một vài cá nhân đang bị cái xã hội xô bồ làm cho biến chất. Câu chuyện về cày cố’ thụ ớ đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ 'lại hồi sinh gợi nhiều triết lí, suy nghĩ về lẽ đời, về quy luật bất diệt của sự sống. Cây si biểu tượng cho nét cổ kính, linh thiêng của Hà Nội. Cây si dù bị. bật đi một phần bộ rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành xanh lá nhờ ý thức bảo vệ và giữ gìn của con người. Sức sống, vẻ đẹp truyền thông văn hóa Hà Nội cùng trường tồn như vậy. Nét văn hóa của người Hà Nội thanh lịch, nét văn hóa cúa con người nói chung sẽ mãi trường tồn và ngày càng được bồi đáp cho đẹp thêm bởi vẫn còn có những hạt bụi vàng như bà Hiền trên mảnh đất này, bởi người ta vần luôn có ý thức dựng lại những cây cổ thụ lỡ có không may bị gió bão làm cho bật rề... Bài học nhân sỉnh gứi gắm vì thế mà đã vượt ra ngoài tác phẩm đã để lại trong lòng người biết bao ấn tượng và suy nghĩ sâu đậm.

Trong tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”, Nguyễn Khải từng viết: “Tôi thích cái ngày hôm nay, cái ngày hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ”. Và từ đó, qua một cảnh ngộ, một nỗi lòng, một sự việc cùa nhân vật, Nguyễn Khải đã đối thoại được với người đọc những vấn đề nhân sinh sâu sắc.

BÀI CÙNG NHÓM