DÀI BÀI
A. MỞ ĐỀ:
Địa vị truyện Thánh Gióng trong kho tàng truyện cố dân gian.
B. THÂN BÀI:
- Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
- Thánh Gióng là người anh hùng được nhân dân nuôi lớn.
- Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc.
- Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu của thiếu nhi Việt Nam anh hùng.
C. KẾT LUẬN:
Hình ảnh Thánh Gióng bay lên trời sống mãi trong lòng thế hệ trẻ.
BÀI LÀM
Trong những truyện dân gian đã học ở lớp sáu, truyện Thánh Gióng đã để lại trong em một ấn tượng thật đẹp.
Em thường tự hỏi: Vì sao trên trang lịch sử đầu tiên chống giặc xâm lược của nước nhà, hình ảnh người anh hùng cứu nước lại là một thiếu niên? Phải chăng đó cũng là hình ảnh dân tộc Việt Nam trong những thời kì còn trứng nước, bé bỏng, yếu đuối, trước một kẻ thù tàn bạo và hung hàng, đã phải nhanh chóng lớn mạnh, trở thành khổng lồ cho được, khi giặc đã đến Châu Sơn, thế nước rất nguy, nhân dân đang bị giết hại, máu dân lành đang chảy thành sông? Phải lớn nhanh khỏe nhanh, rời bỏ chiếc nôi tre của mẹ hiền mà đứng dậy! Lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc Việt Nam là như thế. Từ những cuộc khởi nghĩa giành được nước sau nghìn năm Bắc thuộc, từ trận đại thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, cuộc phản công toàn thắng quân Minh để giành độc lập, cuộc hàng quân thần tốc đại phá quân Thanh, đến chiến thắng Điện Biên Phú lừng lầy địa cầu, chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh 1975, dân tộc Việt Nam đều đã trờ thành khổng lồ như thế đó.
Nhưng để trở thành người khổng lồ, thành chàng dũng sĩ mình cao hơn trượng, cậu bé làng Gióng phải nhờ cơm gạo của dân làng mà lớn lên. Làm sao chàng dũng sĩ có thể quên được: Sinh ra mình là cha mẹ, nhưng nuôi lớn mình là nhân dân. Nhân dân đã bớt ăn để nuôi chàng trai lớn khỏe lên mà đánh giặc. Bao nhiêu khát vọng và mong ước được gửi vào trong từng bát gạo, bát cơm! Người anh hùng ơi, hãy vì dân mà giết hết bọn bạo tàn, để cho người nông dân được an tâm cày cấy, cho cô gái ngồi dệt vải dưới mái tranh, cho người mẹ cất tiếng hát bên nôi... Làm sao có được người anh hùng, nếu không có nhân dân yêu nước.
Không có nhân dân thì anh hùng dẫu tài giỏi đến đâu cũng không làm gì được; không có nhân dàn, lấy đâu ra roi sắt cho chàng dũng sĩ quật tan quân giặc? Lấy đâu ra ngựa sắt để cứ mỗi bước đi lại phun ra ngọn lửa căm thù của nhân dân thiêu cháy giặc?
Thật là hả hê, thú vị trước hình ảnh chàng Gióng nhổ bụi tre bên đường quất túi bụi vào quân giặc sau khi ngọn roi sắt thần kì bị gãy. Sao chàng không chờ để đúc lại roi sắt? Phải chăng chàng đã hiểu ra rằng: Với mọi người anh hùng vì dân đánh giặc thì mọi thứ, khi cần, đều trở thành vũ khí lợi hại. Hóa ra, từ thủa xa xưa, cây tre Việt Nam đã cùng nhân dân ta đánh giặc. Đọc truyện Thánh Gióng, em nghĩ đến cây gậy tầm vông của cha anh ngày đánh Pháp, cây chông tre, cái hầm chông nhọn hoắt căm thù của chị du kích ngày đánh Mĩ.
Em không biêt ở đâu trên thế giới này có câu chuyện về người anh hùng ba tuổi như cậu bé làng Gióng hay không? Chàng Gióng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam, nhưng trước hết là hình ảnh của thiếu nhi Việt Nam, những thế hệ thiếu nhi anh hùng đã liên tục cùng cha anh mình đánh giặc. Chàng Gióng đã mở đường cho những Trần Quốc Toàn, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Đoàn Văn Luyện... và hàng triệu tâm hồn "Tuổi nhỏ chí cao" khác nữa.
Hồn nhiên bước vào chiến đấu, cũng hồn nhiên và vô tư, chàng Gióng cưỡi ngựa bay lên trời khi quân giặc đã bị dẹp tan. Hình ảnh ấy đẹp biết bao! Hình ảnh ấy mãi mãi sống trong tâm tưởng của em, cũng như sẽ mãi mãi sống trong niềm ngưỡng mộ của bao thế hệ tuổi trẻ Việt Nam.