Giới thiệu về ca dao Việt Nam

Ca dao (còn gọi là phong dao) được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặe không có khúc điệu; trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca.

Do tác động của hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, từ ca dao đã dần dần chuyển nghĩa. Hiện hay, từ ca dao thường được dùng để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đa hơi). Với nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống.

Về nội dung, có thể dễ nhận thấy ca dao Viật Nam là thơ trữ tình - trò chuyện diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người con... trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu lứa đôi; người phụ nữ, người dân thường... trong quan hệ xã hội. Nó không mang dấu ấn tác giả như thơ trữ tình (của văn học viết) mà thể hiện tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và có cách thể hiện tình cảm, thế giới nội tâm mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa phương... của các kiểu nhân vật này. Tuy nhiên, dù mang tính chất chung nhưng ìnỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo, sáng tạo, thể hiện được sự phong phú, da dạng của sắc thái tình cảm.

Về nghệ thuật, nét đặc sắc nổi bật nằm ở thể thơ. Hơn 90% các bài ca dao đã sưu tầm được đều sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Ngoài ra, ca dao còn có các dạng hình thức khác như thơ song thất lục bát (câu thơ bảy tiếng kết hợp với câu thơ sáu - tám tiếng), vãn bốn (câu thơ bốn tiếng), vãn năm (câu thơ năm tiếng).

Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và biểu tượng mang tính truyền thống như hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò, chiếc khàn... những hình ảnh quen thuộc, gắn với cuộc sông của người bình dân.

Các hình thức lặp lại cũng là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của ca dao: lặp kết cấu, lặp hình ảnh, lặp hình thức mở đầu hoặc lặp từ, cụm từ,...

Được tổ chức dưới hình thức thơ ca nhưng ngôn ngữ của ca dao vẫn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang đậm chất địa phương và dân tộc.

Ca dao có một vai trò thẩm mĩ rất cao trong đời sống người Việt Nam.

Mỗi người, bất kể giàu nghèo, sang hèn., đều có thể lấy ca dao là tiếng nói tâm tư, tình cảm của mình, có thể soi lòng mình trong ca dao. Cho nên, ca dao còn được coi là “thơ của vạn nhà”, là gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc; nơi lưu giữ vẻ đẹp tâm hồn dân tộc, nguồn mạch vô tận cho thơ ca..

BÀI CÙNG NHÓM