Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

“Vũ Như Tô” là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm đề cập đến một vấn đề lịch sử với những mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm qua đó tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân. Quan điểm nghệ thuật đó được triển khai một cách tập trung trong mâu thuẫn đầy kịch tính của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, thuộc hồi cuối cùng của vở kịch.

Là một vở bi kịch lịch sử, vở kịch “Vũ Như Tô” nói chung và đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” nói riêng khai thác những mâu thuẫn có thực trong lịch sử. Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ, lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng. Cuộc sống xa hoa trụy lạc của vua quan là ở trên giọt mồ hôi và nước mắt của nhân dân lao động. Mâu thuẫn này được cụ thể trong tác phẩm bằng hành động cho xây Cửu Trùng Đài của Lê Tương Dực. Mâu thuẫn vốn đã có từ trước đến đây càng trở nên căng thẳng. Cửu Trùng Đài được xây dựng nguy nga tráng lệ để làm nơi ăn chơi trụy lạc của bọn vua chúa. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Thợ phải làm việc cật lực mà vẫn đói khát vì bị ăn chặn. Dân căm giận vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi để hoàn thành được tâm hụyết của mình ông đã không hề nhận ra nỗi thống khổ của nhân dần mà còn là người tham gia vào việc gây thêm nỗi khổ cho họ. Đó còn là mâu thuẫn trong tầng lớp thống trị, với nhau. Trịnh Duy Sản can ngăn Lê Tương Dực về chuyện xây Cửu Trùng Đài, báo sẽ có loạn và đòi đuổi bọn cung nữ, giết Vũ Như Tô nhưng Lê Tương Dực chẳng những không nghe mà còn sai đánh đòn. Thế rồi, lụt lội, mất mùa, tin “dân gian đói kém nổi lên tứ tung”. Lợi dụng tình hình rốì ren và mâu thuẫn ấy, Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu phe đối nghịch trong triều đình - đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản. Mâu thuẫn này được triển khai ngay từ những hồi đầu tiên và đến hồi V thì trở thành cao trào, lên tới đỉnh điểm và đòi hỏi được giải quyết. Kết quả là hôn quân bị giết, hoàng hậu nhảy vào lửa, Vũ Như Tô, Đan Thiềm cũng không thoát tội, Cửu Trùng Đài bị thiêu hủy.

Mâu thuẫn thứ hai, cũng là mâu thuẫn thể hiện tập trung nhất quán điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này nảy sinh khi nghệ thuật tự nó hoàn toàn đứng tách biệt với cuộc sống hiện thực và từ đó, nó chuyển hóa vào trong mâu thuẫn của nhân dân với chính Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài - đại diện cho quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy đó với chính người dân lao động - những con người của hiện thực. Mâu thuẫn này có nguyên nhân sâu xa từ mong muốn công hiến của người nghệ sĩ nhưng cách thực hiện lại đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân. Người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão cũng không thể thi thố tài năng của mình để đem lại cái đẹp cho đời, niềm tự hào cho dân tộc trong một xã hộỉ thối nát, trong một đất nước mà nhân dân đang phải sống trong cảnh đói khổ lầm than. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, có khả năng “tranh tinh xảo với hóa công” để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại, để “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”. Khát khao ước muốn thì cao đẹp nhưng thật tiếc ông đã có cách thức thực hiện sai lầm. Hoàn cảnh đất nước không để cho Vũ Như Tô thực hiện hoài bão chân chính đó. Nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm, ông đành mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão lớn lao của mình. Trớ trêu thay, chính quyết định ấy đã đẩy Vũ Như Tô và tình trạng đối nghịch với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân. Niềm dam mê nghệ thuật đã khiến cho ông không còn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng quyết định của mình là một sai lầm. Làm điều đó, ông đang gián tiếp tiếp tay cho cảnh ăn chơi trụy lạc của bọn vua chúa, đồng thời lại trực tiếp đẩy nhân dân lún sâu vào cảnh lầm than: nhà nước tăng thêm thuế má, bóc lột sức lao động của nhân dân một cách kiệt cùng để có thể xây đựng Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô cũng vô tình biến thành một kẻ đồng phạm vì công trình của ông, nhiều người dân đã rơi vào cảnh chia lìa, tang tóc. Mâu thuẫn đó làm nên tấn bi kịch thảm khốc của Vũ Như Tô. Đó là bi kịch của người nghệ sĩ có tài, có hoài bão lớn nhưng không giải quyết dược những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và cuộc sống và đặc biệt là không giải quyết được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì? Vũ Như Tô vì quá khát khao dam mê, chìm đắm trong cái đẹp mà trở nên mơ mộng, ảo vọng. Càng sáng suốt trong sáng tạo, thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài ông càng xa rời thực tế, càng ảo tưởng. Ngay cả trong thời khắc biến loạn dữ dội, Vũ Như Tô vẫn khôrìg hề tỉnh, vẫn chìm đắm, say sưa trong giấc mơ với Cửu Trùng Đài. “Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông..”., ông vẫn cho là “họ hiểu nhầm”. Tận mắt chứng kiến cảnh đốt phá, nghe tiếng quân réo tìm mình phanh thây, ông vẫn cho là điều “vô lý”, ngay cả khi đang ở trong tình thế nguy cấp, ông vẫn hi vọng có thể “phân trần”, “giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta”. Chỉ đến khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô mới nhận ra sự thực về giấc mộng lớn đã tan tành. Tiếng rú lên kinh hoàng của ông là tiếng kêu của nỗi tuyệt vọng không gì có thể cứu vãn nổi. “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! ôi mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài”. Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn của cuộc đời người kiến trúc sư tài ba. Cho đến tận khi bị đưa ra pháp trường, Vũ Như Tô vẫn không thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Là có công hay có tội? vẫn một câu: “Các ngươi không hiểu được ta?”. Vũ Như Tô đúng là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn có cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động, ông không nghĩ việc xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại bị xem là tội ác. Đến khi cuộc nổi loạn đã nổ ra, Đan Thiềm hốt hoảng báo cho ông nguy cơ nếu như không trôn có thể ông sẽ bị giết, nhưng ông không chịu đi vì vẫn tin vào động cơ và việc làm “chính đại quang minh” của mình, vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa Hầu, một trong những kẻ cầm đầu phe nổi loạn. Song sự thực thật tàn nhẫn, mọi việc không diễn ra như ảo tưởng của Vũ Như Tô. Không giông như trong mâu thuẫn thứ nhất, việc giải quyết mâu thuẫn thứ hai này tập trung thể hiện trong chính tấn bi kịch của Vũ Như Tô. Mậu thuẫn này tuy không được giải quyết một cách triệt để trong tác phẩm điều này thể hiệri ở chỗ Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh là mình vô tội nhưng qua đó, tác phẩm nổi lên một vấn đề có ý nghĩa trong mọi thời đại: Không thể có nghệ thuật thuần túy tách rời khỏi cuộc sống. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng. Vũ Như Tô có tội hay không có tội? Ông phải hay những kẻ giết ông phải? Đó là những câu hỏi đầy day dứt mà tác giả nêu lên trong tác phẩm, ngay từ lời đề từ. Nguyễn Huy Tưởng đang đặt mình trong tư thế khách quan của người chứng kiến về tất cả những gì đang diễn ra. Cách đặt vấn đề như vậy khiến cho tác phẩm trở nên chân thực và thuyết phục hơn. Đó là một cách đặt vấn đề hợp lý bởi vì xét một cách toàn diện, chân lý chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia lạị thuộc về quần chúng nhân dân.

“Vũ Như Tô” là một vở kịch thể hiện tầm vóc của Nguyễn Huy Tưởng, là kết quả của một quá trình trăn trở. Trong lời đề tựa, tác giả đã tự nhận mình là người cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm: “bệnh dam mê, trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái tài của Vũ Như Tô - một kiến trúc sư biết sáng tạo cái đẹp”.

Có thể nói, Nguyễn Huy Tưởng đã thông qua hình tượng Đan Thiềm để kín đáo thể hiện quan điểm của mình. Vì mê đắm cái tài mà Đan Thiềm đã không quản ngại những điều thị phi, quên cả nguy hiểm của bản thân để bảo vệ Vũ Như Tô, bảo vệ cái đẹp. Đan Thiềm đã khuyến khích Vũ Như Tô lợi dụng uy quyền và tiền của Lê Tương Dực để xây dựng Cửu Trùng Đài là cũng bởi tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, mong muôn không bị lãng quên một tài năng trong thiên hạ. Tấm lòng trân trọng và hết mình bảo vệ cái tài của bà thể hiện ở sự thống nhất trong mục đích của tất cả mọi hành động. Trước đó, vì mong muốn tài năng của Vũ Như Tô có thể được công hiến, để lại cho đời, bà khuyến khích ông xây dựng Cửu Trùng Đài. Giờ đây, khi có biến, cũng chính bà kiên quyết thuyết phục ông bỏ trốn, không chỉ để cứu tính mạng một con người mà bà trân trọng, cảm phục .tài năng mà còn bởi “Đừng để phí tài trời”. “Tôi chết đi không thiệt hại cho đời. Còn ông, ông phải đi mới được”. Bà khẩn thiết cầu xin bọn phản loạn tha cho Vũ Như Tô bởi “Nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm”. Với tâm lòng ấy, bà xứng đáng là tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô. Câu nói cuối cùng của Đan Thiềm là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt giấc mộng lớn trong máu và nước mắt. Đó là lời vĩnh biệt cho khát vọng về cái đẹp thực sự, cái đẹp bất tử. Khát vọng ấy không chỉ của Vũ Như Tô, của Đan Thiềm mà cũng là của chính Nguyễn Huy Tưởng.

Bằng ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính each, miêu tả tâm trạng, đẫn dắt và đấy xung đột kịch lên cao trào, qua đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng nên một tấn bi kịch nghiệt ngã của Vũ Như Tô và Đan Thiềm, tấn bi kịch của những người mến tài, mến tình. Thông qua tấn bi kịch đó, tác giả cũng gửi gắm quan niệm nghệ thuật của mình về một vấn đề sâu sắc: Mốì quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, mối quan hệ đã đang và sẽ là mốì quan tâm muôn đời của người nghệ sỹ, để làm nên những giá trị văn học đích thực

BÀI CÙNG NHÓM