A. DÀN BÀI
1. Mở bài
Tâm tư trong tù là bài thơ mở đầu cho phần thơ tù, phần Xiềng xích trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu.
2. Thân bài
a. Câu 9 đến câu 12
- Nỗi cô đơn, buồn bã của nhân vật trữ tình khi bị giặc Pháp tù hãm:
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
- Tâm hồn của nhân vật trữ tình luôn khát khao tự do, gắn bó với cuộc đời. Thái độ này rất tích cực:
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
b. Câu 13 đến câu 16
Bằng trí tưởng tượng phong phú, nhân vật trữ tình đã vẽ được một bức tranh sống động ở bên ngoài xà lim dựa trên những âm thanh của nó:
+ tiếng “ chim reo”,
+ tiếng “gió mạnh”,
+ tiếng “dơi chiều đập cánh” lúc hoàng hôn,
+ tiếng “lạc ngựa rùng chân”,
+ “tiếng guốc đi về...”
Chú ý bình giảng hai câu thơ:
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về
c. Đánh giả
Đây là một đoạn thơ hay nhất trong bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu.
- Lời thơ cô đọng, hàm xúc, trong sáng, truyền cảm, lôi cuốn.
- Nhịp thơ tha thiết, sôi nổi.
- Hình ảnh của cái tôi của nhân vật trữ tình hiện lên vừa lãng mạn, trẻ trung, non nớt, mới mẻ, nhạy cảm, tinh tế, vừa đáng yêu, hiên ngang, bất khuất.
3. Kết bài
Tâm tư trong tù là bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng bài thơ đã sớm biểu hiện được một trong ba phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, đó là một hồn thơ cách mạng, sôi nổi, mãnh liệt, có một sức mạnh làm lay động lòng người.
B. BÀI LÀM
Từ ấy là tập thơ đầu tay, cũng là thành công đầu tiên của Tố Hữu trên con đường nghệ thuật. Tập thơ gồm có 71 bài chia làm 3 phần: Máu lửa - Xiềng xích - Giải phóng. Từ ấy nói lên 10 hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn, làm rung chuyển và đổi thay sâu sắc xã hội Việt Nam. Từ ấy là cái mốc đánh dấu một sự biến đổi quan trọng của thơ ca Việt Nam. Tâm tư trong tù là bài thơ mở đầu cho phần thơ tù, phần Xiềng xích trong tập thơ này. Một đoạn trong bài Tâm tư trong tù Tố Hữu có viế
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…
Trước khi tìm hiểu đoạn thơ, chúng ta cần quan tâm đến tình hình lịch sử năm 1939.
Đầu năm này, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp sửa bùng nổ, thực dân Pháp ra sức ngăn cấm những hành động cách mạng, khủng bố những chiến sĩ tham gia phong trào, chĩa mũi nhọn đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối tháng 4- 1939. Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Tâm tư trong tù được viết ngay trong những ngày nhà thơ bị tù hãm một cách vô cớ tại Xà lim số 1, lao Thừa Thiên (29-4-1939).
Trích đoạn thơ trên đây bày tỏ nỗi cô đơn, lòng yêu đời, niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong những chuỗi ngày đối diện với “bốn tường vôi khắc khổ".
Trước hết là nỗi cô đơn, buồn bã của nhân vật trữ tình:
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Đây là một tiếng kêu xác nhận một sự thật oan ức, cay đắng chứ không phải là tiếng rên của một kẻ hèn hạ, yếu đuối. Nhà thơ cũng đã từng tâm sự:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
Tiếng kêu ấy còn ẩn chứa cái tâm trạng tiếc ngày, giờ của một chàng trai 19 tuổi, say mê lí tưởng rất gần gũi với tâm trạng của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng Hồ Chí Minh:
Xót mình giam hãm trong ngục tù
Chưa được xông ra giữa trận tiền
Trời xanh cố ý hãm anh hùng
Cùm xích tiêu ma tám tháng ròng
Tấc bóng nhìn vàng đau xót thực,
Bao giời thoát khỏi chốn lao lung.
(Nhật kí trong tù)
Mặt khác, chúng ta còn bắt gặp tâm hồn của nhân vật trữ tình luôn khát khao tự do, gắn bó với cuộc đời. Thái độ này rất tích cực:
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ớ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Anh lắng nghe những âm thanh của cuộc sống bên ngoài “ tường vôi khắc khổ” bằng thính giác và bằng cả tâm hồn usôi rạo rực”. Ở đây, “ tiếng đời lăn náo nức”là một sự sáng tạo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Hai chữ “náo nức” vừa miêu tả những âm thanh bình dị của cuộc đời thường, vừa miêu tả được những âm thanh xôn xao mãnh liệt, tha thiết trong cõi lòng nhà thơ. Câu thơ “Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!” như một tiếng reo vui, reo vui trong nuối tiếc, ngẩn ngơ, bồn chồn tê tái bởi lẽ “ ngoài kia vui sướng” hoàn toàn đối lập với “ cảnh thân tù” cô đơn, lạnh lẽo, âm u, tăm tối.
Ở bốn câu thơ còn lại của trích đoạn, bằng trí tưởng tượng phong phú, nhân vật trữ tình đã vẽ một bức tranh sống động ở bên ngoài xà lim dựa trên những âm thanh của nó: tiếng “chim reo”, tiếng “gió mạnh”, tiếng “dơi chiều đập cánh” lúc hoàng hôn, tiếng “ ngựa rùng chân”, “ guốc đi về”. Đặc biệt là hai câu thơ:
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi
đã để lại trong lòng độc giả yêu thơ, say thơ suốt mấy chục năm qua sức rung, sức gợi sâu xa.
“Nghe lạc ngựa rùng chăn bên giếng lạnh”, thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ: từ âm thanh được nghe (lạc ngựa), người chiến sĩ cách mạng hình dung cảnh con ngựa bên giếng, cảm nhận được cái lạnh của buổi hoàng hôn qua động tác “rùng chân” của nó, qua cả cái lạnh đã thấm sâu vào làn nước ở đáy sâu. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân không chỉ bằng thính giác, xúc giác mà còn bằng linh giác! Còn câu thơ: “ Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về” dường như không có một chút dùng công nghệ gì cả nhưng lại có sức lay động lòng người lớn lao. Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận xét: “Một tiếng guốc dưới đường xa nhà thơ ghi vội. Đã bao nhiêu năm rồi còn vang mãi trong thơ”.
Thật vậy, câu thơ gợi lên không khí vắng vẻ của đường phố cạnh nhà lao Thừa Phủ - Huế. Tiếng guốc đi qua, xa dần nhưng âm thanh cứ vang vọng mãi trong lòng người. Tiếng guốc chính là biểu tượng của cuộc đời bình dị, lần đầu tiên được vọng vào thơ. Tiếng guốc gợi thương những bước chân của tuổi học trò đang thơ ngây, hồn nhiên cắp sách đến trường. Tiếng guốc gợi nhớ một thời tuổi trẻ, mới đây thôi, hãy còn đang ôm ấp những ước mơ, hoài bão đẹp muốn mang hết sức trẻ của mình cống hiến cho Tổ Quốc Việt Nam trăm quý ngàn yêu. Vả lại, cái “nghiêng tai kì diệu” ấy còn giúp chúng ta thấu hiểu được nỗi đau nhói tâm can của một con người bị cách li một cách vô cớ chỉ vì phạm “tội yêu nước”, đi làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Nhìn chung, đây là một đoạn thơ hay nhất trong bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu. Lời thơ cô đọng, hàm xúc, trong sáng, truyền cảm, lôi cuốn. Nhịp thơ tha thiết, sôi nổi. Hình ảnh của cái tôi của nhân vật trữ tình hiện lên vừa lãng mạn, trẻ trung, non nớt, mới mẻ, mà nhạy cảm tinh tế, vừa đáng yêu, vừa hiên ngang, bất khuất.
Tóm lại, bài Tám tư trong tù là bài thơ đặc sắc. Dù ra đời trong hoàn cảnh khắc nghiệt - bài thơ được chép vào mảnh giấy mỏng cuốn thuốc là, găm vào lá gồi, đưa ra ngoài (cùng với nhiều bài thơ tù khác) rồi được các đồng chí đăng báo, kí tên “một người tù” - nhưng bài thơ đã sớm biểu hiện được một trong ba phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, đó là một hồn thơ cách mạng, sôi nổi, mãnh liệt, có một sức mạnh làm lay động lòng người. Vì lẽ đó, đã hơn sáu mươi năm qua rồi mà bài thơ Tâm tư trong tù cũng như tập thơ Từ ấy vẫn còn trụ lại được với một sự tinh lọc của độc giả, với thử thách khắc nghiệt của thời gian.