Phân tích tâm trạng và tình cảm của Hoàng cầm thể hiện trong bài thơ “Bên kia sông Đuống"

Nhắc đến Kinh Bắc là nhắc đến vùng đất cổ của người Việt với nhiều giá trị văn hóa truyền thống quí báu. Sinh ra, lớn lên trên quê hương đó, hồn thơ Hoàng cầm đã gắn bó máu thịt với từng cảnh vật, con người, từng nét văn hoá tinh thần ông cha để lại. Để rồi bao yêu thương, nâng niu, say mê đã kết đọng nên một Bên kia sông Đuống mà “mỗi vần thơ dòng dòng cảm xúc” (Trần Đăng Suyền).

Sinh ra và lớn lên giữa vùng Bấc Ninh đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nhà thơ Hoàng Cầm gắn bó và yêu thương vùng đất ấy vô cùng. Thế nên khi hay tin giặc Pháp chiếm phía nam Bắc Ninh, Hoàng cầm không khỏi xúc động, đau đớn. Chính trong nguồn cẩm hứng ấy, chỉ trong một đêm, bài thơ Bên kia sông Đuống ra đời, chứa đựng bao nhiêu tình cảm của nhà thơ. Mở đầu bài thơ, Hoàng Cầm viết:

Em ơi buồn làm chi

Sao xót xa như rụng bàn tay.

Những câu thơ đã mở ra một vùng không gian đẫm đầy nỗi thương tha thiết, đủ sức lôi cuốn, thúc giục người đọc.

Theo lời kể của tác giả, 3 câu đầu của bài thơ Bên kia sông Đuống được ra đời một cách kỳ lạ trong đêm nhà thơ nghe kể về tình hình quê hương: Tâm trí tôi dần tĩnh lại trong cái im ăng đến nghe rõ cả tiếng một con muỗi vo ve đâu đó. Đột nhiên, như từ xóm nào xa, vang vọng ngay bên tai tôi một giọng như hát, như than thở, như ru em, một giọng phụ nữ trong trẻo nghe mồn một, nhưng lại nghe tự lúc tôi còn thơ đại. (Sông Đuống bắt nguồn từ đâu? trong Hoàng cầm - thơ văn và cuộc đời, Nxb. Văn hóa thống tin, 1997)

Bài thơ được bắt đầu như thế với ba dòng như rót từ cõi xa xăm nào xuống. Quả thực, đó là những câu thơ rất lạ, vừa thoảng chút ai oán, vừa thoảng chút yên ủi, vỗ về:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Hình ảnh đầu tiên xuất hiện với gọi tha thiết là nhân vật trữ tình em. Em là ai? Có lẽ chỉ nên xem là một nhân vật phiếm chỉ mà nhà thơ cần đến để giãi bày tâm sự, tìm sự đồng cảm, hoặc cũng có thể nhân vật phân thân của chính tác giả. Hình ảnh cát trắng phẳng lì chợt hiện ra làm nhẹ lòng người, gợi nỗi tiếc nhớ cái ngày xưa êm ả, thanh bình, khơi đúng nguồn mạch trữ tình để người viết nhập vào quá khứ.

Hình ảnh đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ nhà thơ vẫn là con sóng Đuống:

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Sông Đuống dưới ngòi bút của nhà thơ hiện lên rất mực trữ tình. Mỗi câu thơ như muốn ghi lại sắc thái của nó trôi đi, lấp lánh, nghiêng nghiêng. Những từ này trong trạng thái hoạt động, đặc biệt nét nghiêng nghiêng khiến dòng sông như một sinh.thể có hồn, thân thiết, đáng yêu. Dòng sông như một sinh linh của Kinh Bắc để chia sẻ mọi vui buồn của người đời. Còn với nhà thơ, chủ thể trữ tình trong tác phẩm, sông Đuống là dòng ký ức. Tuy có lúc phải xa con sông quê, nhưng dòng ký ức ấy vẫn chảy mãi trong tâm hồn.

Trong quá khứ, là những hình ảnh đẹp gợi lên từ một làng quê trù phú, giàu sức sống:

Xanh xanh bãi mía nương dâu

Ngô khoai biêng biếc

Hai dòng thơ nhưng cấu trúc đảo ngược nhau. Sự đảo ngược ấy có thể là ngẫu nhiên theo dòng cảm xúc của tác giả song lại tạo ra hiệu quả nghệ thuật bất ngờ: hình ảnh đầu tiên mà người ta bắt gặp là cái màu xanh xanh đến ngút ngàn của bãi mía nương dâu, rồi sự đọng lại của vẻ biêng biếc ngô khoai. Một đằng tác động vào thị giác, một đằng vào cảm giác. Còn hiện tại lại là nỗi xót xa:

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

Hai dòng thơ, hai câu hỏi nhưng là một tâm trạng. Nỗi lòng ấy đang điệp trùng bao nỗi, từ nhớ tiếc lẫn xót xa. Nhà thơ không nói nhớ tiếc hay xót xa điều gì, có bãi mía, nương dâu, có ngô khoai biêng biếc, nhưng có tất cả những gì của quê hương, là quê hương.

Điệp từ sao (sao nhớ tiếc, sao xót xa) như những câu hỏi làm nhức nhối lòng người. Nghệ thuật so sánh có sức gợi cảm, một là lấy nỗi đau tinh thần so sánh với nỗi đau thể xác khiến người đọc cảm nhận được nỗi đau cụ thể. Hai là, coi quê hương như một phần cơ thể. Quê hương bị giặc giày xéo đau đớn như một phần cơ thể bị mất.

“Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu”

Ai đó đã nói thơ là sự chín đỏ của cảm xúc. Với Hoàng cầm, ngọn lửa tình yêu Kinh Bắc âm ỉ, mãnh liệt đến nỗi chỉ một tàn tro cũng đủ làm nó bùng lên. Khai đoạn là bốn chữ “bên kia sông Đuống” vừa gợi nhắc không gian xa cách, vừa gợi nhắc thời gian quá khứ. Tự nó đứng thành một câu, buông một nỗi khắc khoải, đau đáu lạ kì. Hướng về bẽn kia sông Đuống, điều trước tiên Hoàng cầm nhớ tới là những giá trị văn hoá lâu đời - thứ làm nên diện mạo tinh thần cho xứ sở Kinh Bắc. Dòng hoài niệm của tác giả xuôi về với từng mùi hương, từng nét vẽ, từng sắc giấy... Kinh Bấc được ngòi bút nhà thơ lần lượt tái hiện bằng hương lúa nếp và những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng. Một thứ biểu trưng cho đời sống vật chất đủ đầy, một thứ biểu trưng cho đời sống tinh thần lành mạnh. Những tính từ “thơm nồng”, “tươi trong”, “sáng bừng” vừa mang lại hương sắc, vừa mang lại màu sắc cho bức tranh quê hương. Khó có thể diễn tả lại những gì được gợi nên từ chúng. Chỉ có thể cảm nhận được thần thái của bức tranh đó khi lí đặt ra câu hỏi: Sao Hoàng cầm không viết “thơm ngát” như Nguyễn Đình Thi viết “những cánh đồng thơm mát”? Sao Hoàng cầm khổng viết “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi tắn”, “Màu dân tộc sáng chói trên giấy điệp”? Đấy là chưa nói đến sự tinh tế khi tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ “màu dân tộc”. Bốn câu thơ thấm đậm chất dân gian, gợi chất liệu, đề tài, tư tưởng, phong cách nhân dân, màu sắc dân tộc (Trần Đăng Suyền). Một Kinh Bắc đẹp đến nao lòng đang hiện về bàng bạc trong kí ức nhà thơ. Đoạn thơ mang âm hưởng hồ hởi, tha thiết, diễn tả niềm say sưa của Hoàng Cầm với sắc màu, điệu sông yên ả, hồn hậu của quê hương. Ba tiếng “quê hương ta” không giấu được niềm tự hào của người con đất Kinh Bắc.

Nhưng càng tự hào, càng hãnh diện về quê hương bao nhiêu, nhà thơ càng đau đớn, xót xa, căm giận trước cảnh tượng quê hương tươi đẹp đang bị giặc giày xéo bấy nhiêu. Kinh Bắc thanh bình phút chốc chìm ngập trong khói lửa chiến tranh. Chỉ với vài câu thơ ngòi bút thi nhân đã bao quát toàn bộ cảnh tượng quê hương bị huỷ diệt:

“Ruộng ta khô

Nhà ta cháy”

“Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”

Cuộc sống nhân dân bị quân giặc tróc nã từ miếng ruộng mưu sinh đến nơi trú ngụ. Tác giả không ngại ngần vạch trần, lên án gay gắt sự bạo tàn của quân thù:

“Giặc kéo lèn ngùn ngụt lửa hung tàn”

“Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu”

Trong lời tuyên cáo, Hoàng Cầm đã hơn một lần sử dụng nghệ thuật ẩn dụ. Hình ảnh “ngọn lửa hung tàn” và “chó ngộ” đặc tả sự hung bạo, dã man, điên dại của lũ cướp nước. Sắc đỏ của lửa và máu chính là sắc màu tội ác của bầy hám mồi. Nó đối lập hoàn toàn với “nét tươi trong” của bức tranh quê hương bên trên. Nhịp thơ ngăn dài đan xen như cuộn lên bao uất ức, sôi lên bao căm phẫn.

Trong những đau thương, mất mát, Hoàng cầm nhấn mạnh hơn cả vào sự tan tác, chia lìa:

“Mẹ con đàn lạn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu”

Thật khó để phân định thực và ảo ở đoạn thơ này. Bóng dáng cuộc đời thực đang lồng vào trong chính những bức tranh Đông Hồ hay những bức tranh đang sống dậy để cùng chịu sự truy bức với cả dân tộc? Mượn thế giới nghệ thuật trong tranh, Hoàng Cầm đã diễn tả thành công cảnh tượng thật ngoài đời. Tranh Đông Hồ không chỉ là những bức hình mang chứa vẻ đẹp quê hương Kinh Bắc mà trong nó còn cất giữ hương hồn con người, dân tộc Việt Nam. Tranh Đông Hồ có rất nhiều nội dung, nhưng Hoàng Cầm lại cố ý lựa chọn hai bức Mẹ con đàn lợn âm dương và Đám cưới chuột để xoáy thật sâu vào bi kịch chìa lìa. Hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi bị giày xéo, chà đạp phũ phàng. Những từ láy “chìa lìa”, “tan tấc” đã khắc hoạ rõ nét cảnh tượng thương tâm này. Những câu thơ tuôn trào như tiêhg nấc nghẹn hoang mang không kìm giữ nổi. Câu thơ cuối cùng là câu hỏi, gieo lời hỏi nhưng thực chất lại bộc lộ sâu sắc nỗi xót xa đến ngẩn ngơ.

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửa tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đình đám

Trên núi Thiên Thai

Trong cùa Bút Tháp

Giữa huyện Lang Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu

đây ta bắt gặp một phong tục đẹp đẽ vùng Kinh Bắc. Tấm the đen gửi về may áo. Nó không chỉ là nét vẽ truyền thống mà con là hành động gửi thương gửi nhớ của con người, qua đó thể hiện niềm trân trọng yêu mến sâu sắc của tác giả với con người Kinh Bắc. Các địa danh Thiên Thai, Bút Tháp, Lang Tài được gợi nhắc đã thể hiện niềm kiêu hãnh và tự hào sầu sắc của nhà thơ về vẻ đẹp quê hương mình. Mặt khác các từ chỉ địa danh này lại đi liền với các từ có ý nghĩa định vị về mặt không gian là "trên", "trong", "giữa". Nhà thơ Hoàng cầm đã mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn mênh mông, không gian của "mộng bình yên" đẹp đẽ, thơ mộng. Thêm nữa có một nét vẽ cổ điển của âm thanh tiếng chuông chùa văng vẳng lại như điểm nhịp cho cuộc sống yên ả, bình dị của Kinh Bắc. Hình ảnh con người Kinh Bắc được phác hoạ bằng những câu thơ cụ thế’:

Những nàng môi chỉ quết trầu

Những cụ già phơ phơ tóc trắng

Những em sột soạt áo nâu

Chỉ bàng vài nét phác hoạ, Hoàng Cầm đã dựng nên trước mắt người đọc từng bức chân dung cụ thể của con người Kinh Bắc, họ đều rạng ngời với vẻ đẹp truyền thống, những người thiếu nữ, có vẻ đảm đang tháo vát, những cụ già phúc hậu, những em nhỏ ngây thơ tinh nghịch. Rõ ràng đây ta thấy niềm yêu mến sâu sắc của tác giả. Nhưng nỗi ám ảnh trong Hoàng cầm sâu sắc nhất có lẽ là hình ảnh người con gái Kinh Bắc. Ông đã dùng những câu thơ đẹp nhất, tài hoa nhất để gợi tả họ:

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu toả nắng

Chữ "Có nhớ" đặt ở đầu câu thơ là lời gợi nhắc đầy ám ảnh, hình ảnh "khuôn mặt búp sen" gợi tả khuôn mặt người con gái vừa đoan trang, trong trắng, phúc hậu vừa dịu dàng, và đây cũng là nét vẽ điển hình nhất của người con gái. Kinh Bắc nói riêng và của người con gái Việt Nam nói chung. Và gắn liền với hình ảnh "cô hàng xén răng đen", đây lại là một phong tục tập quán cổ truyền, một nét vẽ truyền thống nữa của người con gái Kinh Bắc. Cái hay nhất của đoạn thơ trên là biện pháp tu từ so sánh giữa nụ cười thiếu nữ Kinh Bấc với ánh năng mùa thu. Dường như ở đây có một sự giao hoà giữa vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Nét rạng ngời tươi tắn trong nụ cười cô gái cũng giông với nét rạng ngời tươi tắn của năng mùa thu chứ không phải cái năng nóng bỏng gay gắt của mùa hè hay yếu ớt ảm đạm của mùa đông, nắng thu như toả trong nó một sức sống mạnh mẽ. Đến đây người đọc như không còn thấy dấu tích của chiến tranh, bởi vậy câu thờ ẩn chứa một niềm tin tưởng lạc quan của con người. Một không gian Kinh Bắc nhộn nhịp, tấp nập được gợi tả qua một loạt những câu thơ tiếp, hình ảnh người người đông đúc trong một không khí tưng bừng náo nức đã khẳng định một sức sống mạnh mẽ của quê hương Kinh Bắc. Tình yêu quê hương Kinh Bắc tràn đầy trong những vần thơ. Trong hoài niệm của Hoàng cầm về con người Kinh Bắc có hình ảnh người mẹ:

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm

Những câu thơ đậm màu sắc tả thực. Từ láy "còm cõi" đã diễn tả rất tinh tế vóc dáng khổ hạnh của người mẹ đồng thời chỉ rõ những vất vả, nhọc nhằn, lo toan mà người mẹ phải chịu đựng, trong lòng người đọc như dâng lên sự cảm thương sâu sắc. Gian hàng của người mẹ chẳng có gì, dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng, vài thếp giấy đã hoen vàng. Các từ "dăm", "vài" là các từ chỉ số nhiều nhưng trong cảm nhận của người đọc, người ta ngỡ như chỉ những thứ hàng hoá ít ỏi, sơ sài của người mẹ, chữ "hoen" được sử dụng rất hay, "hoen" không chỉ là sương thâm vào giấy mà như thấm cả giọt nước mắt, mồ hôi của mẹ. Đi liền với hình ảnh người mẹ là tội ác cúa kẻ thù:

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo

Xì xồ cướp bóc

Tan phiên chợ nghèo

Tác giả gọi kẻ thù là "lũ quỷ mắt xanh" - một hình ảnh ẩn dụ chỉ tội ác tàn bạo và dã man của kẻ thù, từ láy "trừng trợn" không chỉ gợi dáng vẻ nạt nộ, doạ dẫm cúa kẻ thù mà còn góp phần lột tả sống động chân dung của kẻ khát máu, quân cướp bóc. Không những thế, chữ "chợt" chỉ gót giày quân xâm lược đột ngột, bất ngờ, không gian thanh bình bỗng chốc bị phá vỡ. Tác giả sử dụng những từ mạnh mang sắc thái biểu cảm cao "khua", "đạp", "xì xồ", "tan", "gầy teo" diễn tá những hành động dã man liên tiép của kẻ thù, những tội ác chồng chất. Hình ảnh con người hàng xóm, quê hương như bị thu hẹp lại dưới gót giày tàn bạo của quân xâm lược. Qua đó ta thấy tội ác kẻ thù càng tăng, niềm căm thù càng trở nên mạnh mẽ, nỗi đau càng trở nên sâu thẳm. Tột cùng nỗi đau thương trong tâm hồn thi sĩ được đúc kết, gửi gắm qua hai câu thơ lục bát đầy xúc động:

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

Không gian hoang sơ hiu quạnh được gợi tả với vài chiếc lá đa thưa thớt, một chiều mùa đông nhuộm đỏ: đỏ của mầu máu, đỏ của ráng chiều. Câu thơ có khả năng gây ấn tượng cực mạnh đối với người đọc. Câu "lá đa lác đác trước lều" gợi âm điệu buồn tẻ, rời rạc, điểm nhịp cho không gian vắng vẻ, thưa thớt, hiu quạnh của làng quê Việt Nam trong những ngày tháng kẻ thù xâm lược. Các từ "vài ba", "loang" được sử dụng rết đắt giúp người đọc cảm nhận được từng vết máu đang loang dần, từng chút từng chút vào cảnh vật cũng như vào con người. Mùa đông vốn ảm đạm, thời gian chiều mùa đông càng khắc sâu thêm sự ảm đạm ấy. Câu thơ đã gợi tả sực khốc liệt của chiến tranh. Những vết máu của chiến tranh thấm đỏ khung trời hay sáng chiều nhuận đổ. Tất cả đều gợi sự bi thương tang tóc. Như vậy, hai câu thơ tả ít mà gợi nhiều, nó không chỉ đánh thức người đọc niềm căm thù sôi sục quan xâm lược mà con gợi dậy một nỗi đau khôn cùng. Câu thơ tràn ngập một màu máu và thấm đầm nỗi khóc thương nhỏ lệ.

Mạch cảm xúc căm giận trào sôi trước hiện thực quê hương Kinh Bắc tươi đẹp ■ giàu có, bình yên chìm trong máu lửa để rồi bừng lên sức mạnh chiến đấu của những đoàn quân trở về giải phóng quê hương, chuẩn bị cho Kinh Bắc ca khúc khải hoàn. Thê nên, mở đầu đoạn thơ cuối Hoàng cầm viết:

Bao giờ về bển kia sông Đuống

Chữ "bao giờ" diễn tả thời gian trong tương lai, thời gian trong tương lai, thời gian của mơ ước, của khát khao chứ không phải là thời gian của thực tại. Mặc dù được lặp lại đến lần thứ sáu với nhiều biến thể khác nhau nhưng đây, cụm từ "bên kia sông Đuống" mới thật sự hàm chứa cái giọng của sự mong ngóng đến khắc khoải. Bởi vì "bên kia sông Đuống" là trở lại mái ấm, là tìm về mảnh đất thân thương máu thịt, nơi cất giữ mảnh hồn riêng của những con người Kinh Bắc. Và thế giới kinh Bắc ấy hội tụ nơi "em". Sự xuất hiện của từ "em" trong khổ thơ này một mặt tạo ra sự hô ứng, nhất quấn chặt chẽ trong cấu tứ hình tượng của toàn bài, một mặt gắn liền với lời động viên an ủi mở đầu thi phẩm:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Và lời hẹn ước năm nào đang trở thành một thực hay chính lời thơ chứa đựng niềm tin của nhân vật trữ tình "anh" sẽ trở lại quê hương ngay khi thi sĩ đặt bút viết những dòng đầu tiên về kinh Bắc ở cái thời điểm "giặc tràn lên đốt phá". Đó là niềm tin lãng mạn mang tính Cách mạng. Mặt khác, "em" chính là hình ảnh tiêu biểu hơn cả cho những vẻ đẹp kinh Bắc. Dõi theo lời thơ, ta thấy "em" hiện ra với "yếm thắm", "lụa hồng", trang phục rực rỡ, với nụ cười "mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh", trong không khí "trẩy hội non sông" tưng bừng của mùa xuân, mùa chiến thắng.

Để tái hiện chân dung những thiếu nữ kinh Bắc, Hoàng cầm vẫn tiếp tục sử dụng chất liệu đậm đà bản sắc dân tộc. Cách mô tả như vậy có nhiều điểm gặp gỡ vổi câu thơ Nguyễn Bính trong "Chân quê", "Chiều xuân" của Anh Thơ. Vì thế con người Kinh Bắc hiện ra với những vẻ đẹp mang bản sắc văn hóa truyền thống vừa thân thuộc dung dị, vừa duyên dáng tình tứ, vừa gợi nhớ gợi thương. Giữa không khí của lễ hội mùa xuân, "em" nổi bật nơi thế giới của những sắc màu và những đặc biệt tỏa sáng cùng nụ cười. Đây là lần thứ hai Hoàng Cầm đặc tả nụ cười thôn nữ, một nụ cười xuất hiện ở qúa khứ thanh bình, một nụ cười xuất hiện trong tương lai chiến thắng. Song, cả hai đều chứa đựng vẻ đẹp của niềm hạnh phúc.

“Cười như màu thu tỏa nắng"

“Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh

Nhà thơ đã khẳng định tài năng miêu tả theo lốì chấm phá của mình, vẫn là tái hiện vẻ đẹp con người qua ánh sáng mùa thu tình tứ, lại có nét cười trong ánh sáng mùa xuân trẻ trung tươi tắn, căng tròn sức sống. Nếu không phải là một hồn thơ đặc biệt nhạy cảm với vẻ đẹp cuộc sống, con người thì không thể nắm bắt được những vẻ đẹp ấy và miêu tả một cách tinh thế như vậy.

Ngôn ngữ thơ chưa hẳn đã mởi lạ bởi người đọc đã từng gặp "mùa xuân xanh" trong câu thơ Nguyễn Bính "mùa xuân chín" trong thơ Hàn Mặc Tử... Song sức hấp dẫn của câu thơ ở chỗ hai chữ "xuân xanh” khép lại thi phẩm gợi mở cho người đọc nhiều liên tưởng. Những ấn tượng đầu tiên thật bình yên, thanh thản và đầy tin tưởng. Bởi thế âm điệu thơ, nhịp điệu thơ không còn dồn bức, căng thẳng ngột ngạt như những đoạn thơ trước mà bỗng nhiên thư thái êm đềm, nhẹ nhàng lan tỏa. Đoạn thơ sáu dòng thì bốn dòng thơ giữa rất ngắn, gợi được cái âm điệu tưng bừng náo nức trong bước chân, trong ánh mắt, trong nét cười của con người. Dòng đầu và dòng cuối kéo dài không ngắt nhịp như cảm giác hạnh phúc ngập tràn.

Qua ”Bên kia sông Đuống", Hoàng Cầm đã thể hiện một tấm lòng tha thiết với quê hương đất nước. Tình càm dạt đào ấy hóa thân vào những dòng cảm xúc và tâm trạng đan xen nhau không ngớt: khi tự hào khi về truyền thống, hình ảnh quê hương, khi uất nghẹn, căm hờn trước sự tàn phá của quân giặc. Đọc "Bên kia sông Đuống" của Hoàng cđm, cảm xúc của người đọc cũng dặt dìu đồng cảm với nhà thơ. Gấp lại trang thơ, lòng ta cũng chợt "nghiêng nghiêng" về một miền "Bên kia sông Đuống" của riêng mình.

BÀI CÙNG NHÓM