Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chuyện lạ lúc nào cũng có

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trần Đình Vạn, 47 tuổi. Giáo sư sử học của trường đại học Nghìn Xuân. Trên bục giảng ông thực sự là một nhà giáo thâm hậu có thể thao thao thâu tóm, và cắt nghĩa hành vi lớn, bé của các vị vua trong mọi thời đại. Từ vị vua nghiêm chỉnh, có công lao với dân tộc cho đến vị vua suốt ngày nằm, thích làm và xem chuyện âm dương hiển hiện qua quan hệ giữa cung nữ và đám hoạn quan giả. | Chuyện lạ lúc nào cũng có Trần Đình Vạn 47 tuổi. Giáo sư sử học của trường đại học Nghìn Xuân. Trên bục giảng ông thực sự là một nhà giáo thâm hậu có thể thao thao thâu tóm và cắt nghĩa hành vi lớn bé của các vị vua trong mọi thời đại. Từ vị vua nghiêm chỉnh có công lao với dân tộc cho đến vị vua suốt ngày nằm thích làm và xem chuyện âm dương hiển hiện qua quan hệ giữa cung nữ và đám hoạn quan giả. Về nhà thì giáo sư Vạn lại là một ông chồng hiền lành chăm chỉ trứơc mặt cô Ngân từng là học sinh của giáo sư nay là vợ và thủ thư thư viện của Viện sử học quốc gia cùng hai cô con gái choai choai. Một tên là Thu một là Xuân. Cả hai đều có khuôn mặt ưa nhìn. Cô lớn Thu mới chòm chèm 20 tuổi nhưng đã lộ ra sự thận trọng trong ăn nói mức độ và hay lo xa. Cô bé Xuân lốp chốp thích nhõng nhẽo. Gia cảnh như vậy nên tất nhiên giáo sư Vạn là người đàn ông duy nhất trong nhà. Mọi việc mang tính dương đầy sức mạnh và sự thông hoạt đều do giáo sư đảm nhận. Tính tình giáo sư hiền lành nên sau những giờ cao đàm khoát luận trên giảng đường và trong các cuộc hội thảo về vua Hùng có thích bánh chưng bánh dầy hay không. Hoặc áo của Mỵ Nương dệt bằng lông ngỗng hay lông gà rừng thì ông lại về làm mọi việc mà ngưòi đàn ông duy nhất trong nhà phải làm. Vào một ngày chủ nhật trong khi lau chiếc tủ đứng dạ cá chân quì là niềm tự hào của chính giáo sư đã xẩy ra một sự việc bất ngờ tạo ra cốt lõi của câu chuyện sau đây. Chiếc tủ này quí vì kiểu cách của nó đã thất truyền hơn một thế kỉ nay và chưa có ông thợ mộc nào có ý định khôi phục lại. Điều thứ hai theo giáo sư đây là chiếc tủ đã từng đựơc một vị đô uý của Hoàng Diệu dùng để bầy biện đồ gia bảo cùng ấn tín các bùa sắc phong. Sau khi kinh thành thất thủ viên đô uý này tuẫn tiết theo chủ nên chiếc tủ thất lạc ra thiên hạ. Vì giáo sư Vạn xác định ý nghĩa lịch sử như vậy nên mặc dù bản lề cũng như vài chỗ của chiếc tủ bị thời gian làm cho hỏng hóc có thể bị gẫy hoặc xụp đổ bất cứ lúc nào giáo sư vẫn không tán đồng ý kiến của vợ và hai con gái

TÀI LIỆU LIÊN QUAN