Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tạp chí khoa học: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam - Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung nghiên cứu để đưa ra những luận cứ cho đề xuất giảm và tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học Tập 30 Số 3 2014 1-14 NGHIÊN CỨU Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ Lê Văn Cảm Nguyễn Thị Lan Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 12 tháng 6 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 14 tháng 8 năm 2014 Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 9 năm 2014 Tóm tắt Vấn đề giữ nguyên giảm thiểu hay loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự là một vấn đề vẫn được đề cập thường xuyên trên các diễn đàn khoa học cả trong và ngoài nước. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1999 và cũng đang cân nhắc vấn đề liên quan đến loại hình phạt tước quyền sống của người phạm tội này. Bài viết tập trung nghiên cứu để đưa ra những luận cứ cho đề xuất giảm và tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Từ khóa Hình phạt tử hình quyền sống hoàn thiện Bộ luật hình sự. I. Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam Hai quan điểm trái ngược nhau 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập với cộng đồng quốc tế CĐQT của Việt Nam hiện nay nhất là khi chúng ta đang tiến hành sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền NNPQ thì việc nghiên cứu về mặt lý luận để đưa ra sự phân tích khoa học một cách sâu sắc và xác đáng xu hướng giảm và tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự PLHS quốc gia rõ ràng là có ý nghĩa khoa học-thực tiễn rất quan trọng trên một loạt các bình diện chính như sau Tác giả liên hệ. ĐT 84-919814589 Email levancam1954@gmail.com 1.1. Về mặt chính trị-xã hội trong bất kỳ một NNPQ đích thực nào các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự TPHS nói chung và các quy định của PLHS nói riêng phải nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do của con người và của công dân trong đó có quyền cao nhất là được sống an toàn trong hòa bình với ý nghĩa là .