tailieunhanh - Chế định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện
Từ việc nghiên cứu nhận thức chung hình phạt tử hình trong khoa học, phân tích những quy định về hình phạt tử hình từ khi pháp điển hóa Luật hình sự Việt Nam lần thứ nhất (năm 1985) đến nay, cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chế định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 30‐41 Chế định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện Trịnh Quốc Toản** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 01 năm 2012 Tóm tắt. Từ việc nghiên cứu nhận thức chung hình phạt tử hình trong khoa học, phân tích những quy định về hình phạt tử hình từ khi pháp điển hóa Luật hình sự Việt Nam lần thứ nhất (năm 1985) đến nay, cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chế định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam. 1. Đặt vấn đề* các điều ước quốc tế về quyền con người không? Và cuối cùng là câu hỏi: có cần thiết lập và duy trì hình phạt tử hình trong pháp Luật hình sự (PLHS) không? Đây là những vấn đề phức tạp, gây tranh cãi trong giới khoa học Luật hình sự Việt Nam và nước ngoài. Về mặt thực tiễn, những năm gần đây tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, chưa có chiều hướng giảm, trong đó các tội phạm giết người, trộm cắp tài sản, cướp tài sản, các tội phạm về ma túy, tăng hơn cùng kỳ năm trước . Số lượng các vụ án hình sự được các tòa án thụ lý, giải quyết cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó có nhiều vụ án lớn. Hoạt động áp dụng PLHS nói chung và hình phạt nói riêng, trong đó có hình phạt tử hình của các tòa án trong giai đoạn hiện nay vẫn còn tồn tại những vấn đề bức xúc, còn có những trường hợp oan, sai. Về mặt lập pháp, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 (ngày 29/6/2009, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều của BLHS, đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 19/6/2009) đã thu hẹp đáng kể Trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trung tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số .
đang nạp các trang xem trước