Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
DƯỢC HỌC - THĂNG MA

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Châu Thăng ma (Bản Kinh), Châu ma (Biệt Lục), Kê cốt thăng ma (Bản Thảo Kinh tập Chú), Quỷ kiếm thăng ma (Bản Thảo Cương Mục). Tên khoa học: Cimicifuga foetida L. Họ khoa học: Họ Mao Lương (Ranunculacae). Mô Tả: Cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1-1,3m, lá kép hình lông chim, lá chét thuôn, có chỗ khía và có răng cưa, đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống. Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các. | DƯỢC HỌC THÀNG MA Xuất xứ Bản Kinh. Tên khác Châu Thăng ma Bản Kinh Châu ma Biệt Lục Kê cốt thăng ma Bản Thảo Kinh tập Chú Quỷ kiếm thăng ma Bản Thảo Cương Mục . Tên khoa học Cimicifuga foetida L. Họ khoa học Họ Mao Lương Ranunculacae . Mô Tả Cây thảo sống lâu năm cao độ 1-1 3m lá kép hình lông chim lá chét thuôn có chỗ khía và có răng cưa đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng có cuống. Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung Quốc. Thu hái Vào mùa xuân thu. Đào hái về cắt bỏ thân mầm phơi hoặc sấy khô. Phần dùng làm thuốc Thân rễ Rhizoma Cimicifugae . Mô tả dược liệu Củ hình dài phân nhiều nhánh thành đốt dài 20-30cm đường kính 1 6-3 3cm. Mặt ngoài mầu nâu đen nhám không phẳng trên mặt có mấy vân hoa như màng võng chung quanh còn để lại rễ nhỏ chất cứng. Cạnh dưới lồi lõm có vết của rễ tơ. Rễ nhẹ nhưng cứng chắc khó bẻ vết bẻ không thẳng có tính chất sợi mầu trắng vàng nhạt hoặc mầu xanh vàng. Không mùi vị hơi đắng nhưng chát Dược Tài Học . Bào chế Ngâm nước khoảng 1 giờ bỏ vào nồi đậy kín ủ 1 đêm thái thành phiến phơi khô dùng hoặc tẩm mật sao qua rồi dùng Lôi Công Bào Chích Luận

TÀI LIỆU LIÊN QUAN