Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 2 - NXB ĐH Huế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn giáo trình Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục sẽ giúp các bạn nắm tiếp các kiến thức về: vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu khoa học, phương pháp thu thập và xử lý số liệu, trình tự nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu khoa học. | Chương V VẤN ĐỀ KHOA HỌC I. Khái niệm về vấn đề khoa học Vấn đề khoa học scientific problem hay còn gọi là vấn đề nghiên cứu research problem hoặc nói cách khác đó là những vấn đề nêu lên bằng cách trả lời cho câu hỏi nghiên cứu research question . Câu hỏi này có mục đích định hướng những vấn đề đặt ra để cho người nghiên cứu giải quyết. Tìm hướng giải quyết vấn đề khoa học mà người nghiên cứu quan tâm đồng thời để phát triển tri thức khoa học ở trình độ cao hơn. Bắt đầu cho việc nghiên cứu các nhà khoa học phải cân nhắc xác định hướng thâm nhập nghĩa là phải đưa ra được vấn đề nghiên cứu . Chức năng của khoa học là biết phát hiện ra các khách thể nghiên cứu. Từ nhu cầu bức thiết của sự nhận thức người quan sát nghiên cứu sẽ đặt vấn đề khoa học như là đối tượng quan tâm của mình - Đó chính là vấn đề nghiên cứu vấn đề khoa học . Trong thực tiễn của việc nghiên cứu lãnh vực khoa học tự nhiên cũng như khoa học về xã hội cho thấy để giải quyết vấn đề không phải lúc nào cũng thuận lợi hay suông sẻ mà vấn đề nghiên cứu luôn luôn gặp phải những khó khăn khách quan cản trở. Những trở lực đó có thể là những yếu tố tình huống ngẫu nhiên xảy đến đôi khi cũng có thể là điều chủ quan của người nghiên cứu - Vì trong bản thân vấn đề đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn khoa học. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quá lo lắng vì theo nhà Vật lý Werner Heisenberg . khi vấn đề được đặt ra một cách đúng đắn thì có nghĩa là nó thực hiện giải quyết được quá một nửa phần công việc đi rồi . Thực vậy trong thực tiễn của việc nghiên cứu khoa học khi có vấn đề là có sự trở ngại khó khăn trong quá trình nhận thức. Tư duy con người chỉ hoạt động sáng tạo khi gặp phải khó khăn khi đụng phải vấn đề cần giải quyết. Hoặc theo nhận xét của GS. Hoàng Ngọc Hiến thì Bất kỳ vấn đề nào thực tiễn và nhận thức của con người đặt ra cũng có thể trở thành vấn đề nghiên cứu khoa học xuất phát từ sự nhận thức . Theo logic khoa học để triển khai một đề tài nghiên cứu cần phải tiến hành các bước 66 theo một trình tự .