Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
BÀI GIẢNG MÔN HỌC : SỨC BỀN VẬT LIỆU
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sức bền vật liệu là một môn học nghiên cứu các phương pháp tính toán về độ bền, độ cứng và độ ổn định của các bộ phận công trình hay chi tiết máy dưới tác dụng của ngoại lực, sự thay đổi nhiệt độ. Ở môn học Cơ học lý thuyết, ta mới xét sự cân bằng của vật thể dưới tác dụng của hệ lực phẳng. | TRƯỜNG TRUNG CẤP CẦU ĐƯỜNG VÀ DẠY NGHỀ KHOA CẦU ĐƯỜNG -------------- - BÀI GIẢNG MÔN HỌC SỨC BỀN VẬT LIỆU Giáo viên Nguyễn Phú Bình Bộ môn Cơ sở Hệ đào tạo Trung cấp Cầu đường Thời gian 24 tháng Số tiết 40 tiết Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SỨC BỀN VẬT LIỆU Sức bền vật liệu là một môn học nghiên cứu các phương pháp tính toán về độ bền độ cứng và độ ổn định của các bộ phận công trình hay chi tiết máy dưới tác dụng của ngoại lực sự thay đổi nhiệt độ. Ở môn học Cơ học lý thuyết ta mới xét sự cân bằng của vật thể xem là rắn tuyệt đối dưới tác dụng của hệ lực phẳng. Nhưng thực tế các vật thể mà ta khảo sát nghiên cứu đều là vật rắn thực điều đó bắt buộc ta phải xét đến sự biến dạng của vật thể trong quá trình chịu tác dụng của hệ lực bên ngoài . Trong phạm vi môn học này sẽ giới thiệu một số khái niệm cơ bản về ngoại lực nội lực. và các giả thiết nhằm đơn giản cho việc nghiên cứu và tính toán. 1.1. Những khái niệm cơ bản về ngoại lực nội lực ứng suất biến dạng 1.1.1. Các giả thiết đối với vật liệu Môn học Sức bền vật liệu đối tượng mà ta nghiên cứu khảo sát vật rắn thực đó là một thanh một cấu kiện hay một bộ phận công trình nào đó. Thường hình dạng của vật rắn thực được nghiên cứu có dạng thanh thẳng thanh cong hoặc thanh bất kỳ hình 1.1 . Vật liệu cấu tạo nên thanh có thể là thép gang. Tuy vậy khi nghiên cứu nếu xét đến mọi tính chất thực của vật thể sẽ phức tạp do đó để đơn giản chúng ta chỉ những tính chất cơ bản và lược bỏ đi những tính chất thứ yếu không có ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu và tính toán. Muốn vậy chúng ta phải đề ra các giả thiết cơ bản nêu lên một số tính chất chung cho vật liệu. Các giả thuyết về vật liệu là Hình 1.1 a Giả thiết 1 Vật liệu có tính liên tục đồng chất và đẳng hướng. Một vật liệu được xem là liên tục và đồng chất khi trong thể tích của vật thể đều có vật liệu hoàn toàn không có khe hở và tính chất của vật liệu ở mọi điểm trong vật thể đều như nhau. Tính đẳng hướng của vật liệu nghĩa là tính chất của vật liệu theo mọi phương