Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Di tích khảo cổ học tiền sử Campuchia - Vũ Công Quý
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
bài viết "Di tích khảo cổ học tiền sử Campuchia" của tác giả Vũ Công Quý giới thiệu tới người đọc búc tranh khảo cổ học thời tiền sử của đất nước Campuchia bao gồm: Những di tích thời đại đá cũ, những di tích đá mới sơ kỳ và hậu kỳ, những di tích thời đại kim khí. nội dung chi tiết. | DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC TIỀN sử CAMPUCHIA vủ CÔNG QUÝ Theo một công trình nghiên cứu công bô gần đây nhất cho biết ở Campuchia đã phát hiện được gần 20 di tích khảo cổ học tiền sử 1 . Trong đó phần lổn là những dì tích mới chỉ được điều tra sơ bộ những di tích đã khai quật chiếm tỷ lệ rất ít. Tuy nhiên đó lại là những di tích thuộc các thời đại khảo cổ khác nhau. Do vậy chúng ta có thể phác dựng bức tranh khảo cổ học tiền sử Cãmpuchia từ thời đại đá cũ đến thời đại đồng thau-sắt. I. NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ 1. Di tích đá cũ miền Đông Campuchia Di tích đá cũ miền Đông Campuchia do E. Saurin phát hiện năm 1963 và công bố năm 1966í2 . E.Saurin đã phát hiện được những công cụ đá cũ trên ba bậc thềm cổ Thềm 40-45m 20-25m và lõm của sông Mê Kông. Di tích phân bố trên một khu vực trải dài 200km giữa Chhep và Snaul tĩnh Stung Treng. Đó là các địa điểm cây số 280 235 Srenbau Kantnot Prekte và Khain thuộc tả ngạn và các địa điểm Chhep Strerussey hữu hữu ngạn Mê Kông. Công cụ được chế tác chủ yếu từ đá cuội sông. Phần lốn công cụ chế tác đơn giản chỉ có một vài nhát ghè trên một mặt hay ỏ rìa lưỡi. Một ít công cụ chế tác cẩn thận hơn có nhiều nhát ghè tạo thành những choppe những công cụ hình đa diện nạo công cụ hình múi cam. Ngoài công cụ đá E. Saurin đã phát hiện được những công cụ làm bằng gỗ hoá thạch. Qua kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ E. Saurin cho rằng công cụ ở bậc thềm 40-45 m cổ hơn các công cụ ở bặc thềm 20-25m và 15m. Tuy nhiên ở hai bặc thềm sau công cụ ghè đẽo trên một mặt vẫn chiếm ưu thế công cụ ghè đẽo trên cả hai mặt rất hiếm ở hai bậc thềm này cũng gặp công cụ làm bằng gỗ hoá thạch. E. Saurin cho các công cụ đá ỏ đây rất gần gũi với các công cụ cuội thuộc văn hoá Olduwai sơ kỳ thời đại TS. Vũ Công Quý Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Vũ Công Quý - Di tích khảo cổ học tiền sử Campuchia 17 đá cũ ở châu Phi và căn cứ vào các mảnh Textite thiên thạch trong các bậc thềm cổ E.Saurin đã định niên đại di tích đá cũ miền Đông Campuchìa vào 600.000 năm và xếp vào .