tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội

Luận án với các mục đích nghiên cứu: tập hợp, hệ thống hóa tư liệu cùng những kết quả nghiên cứu về di tích kiến trúc thời Lý phát hiện được tại khu vực 18 Hoàng Diệu; phân tích, so sánh, đánh giá, phân loại các mặt bằng kiến trúc; so sánh với các kết quả nghiên cứu di tích kiến trúc thời Lý đã phát hiện tại các địa phương qua các cuộc khai quật trong những năm gần đây;. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Vật liệu trang trí và lợp mái kiến trúc thể hiện nét độc đáo riêng biệt của các kiến trúc trong Kinh thành Thăng Long với kiến trúc ở kinh đô cổ của các nước trong khu vực. Khai quật tại địa điểm 18 Hoàng Diệu và Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long hiện nay, khảo cổ học đã có các bằng chứng cho thấy tính truyền thống độc đáo thể hiện ở vật liệu trên mái. Đó là các loại ngói lợp diềm mái gắn hình lá đề bên trong trang trí rồng, phượng và các loại phù điêu và tượng rồng phượng tạo nên dáng vẻ riêng biệt và biểu hiện nghệ thuật đặc sắc của kiến trúc Hoàng cung Thăng Long trong thời Lý nói riêng và giai đoạn từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 nói chung. Ngoài ra đó còn là sự đa dạng trong một loại hình vật liệu lợp mái, khảo cổ học đã tìm thấy các bằng chứng để chứng minh có ít nhất 3 loại ngói đã được sử dụng: ngói đất nung màu đỏ không có men, loại ngói tráng men trắng và loại ngói tráng men xanh, xương ngói màu trắng bạc hoặc trắng hồng. Đáng lưu ý là trong những loại ngói đó lại có rất nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, như: ngói ống (ngói dương), ngói có độ cong rộng (ngói âm) và loại ngói phẳng có khắc cánh sen ở mũi là sáng tạo riêng của thời Lý.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN