Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo " ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên"
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên Qua nghiên cứu cho thấy mức độ hình thành các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, chúng ta thấy rằng không phải tất cả các sinh viên đều có mức độ hình thành các kỹ năng như nhau. Những sinh viên có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao hơn là những sinh viên thành công hơn trong việc hình thành kỹ năng làm công tác. | ẢNH HƯỞNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM xúc ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA SINH VIÊN Nguyễn Thị Hiền Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Trí tuệ cảm xúc Emotional Intelligence được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1990 do Peter Salovey và John Mayer đưa ra. Từ năm 1995 đến nay sau khi Daniel Goleman nhà tâm lý học Mỹ người viết chuyên mục khoa học cho tờ New york Times xuất bản cuốn Trí tuệ cảm xúc thì vấn đề trí tuệ cảm xúc bắt đầu được giới tâm lý học quan tâm ngày càng nhiều. Daniel Goleman cho rằng Mọi quan niệm về bản chất con người mà bỏ qua quyền năng của các cảm xúc thì đều thiếu sáng suốt. Chúng ta đã cường điệu giá trị và tầm quan trọng của lý trí thuần tuý được đo bằng IQ trong đời sống con người . Ông khẳng định rằng Chúng ta có hai hình thức khác nhau về trí tuệ Trí tuệ và trí tuệ cảm xúc. Cách chúng ta hướng dẫn cuộc sống của mình được quyết định bởi hai thứ trí tuệ ấy. Trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng như IQ. Trên thực tế không có trí tuệ cảm xúc thì trí tuệ lý trí không thể hoạt động một cách thích đáng . Một thực trạng hiện nay là sinh viên và giáo viên trẻ còn yếu về nghiệp vụ sư phạm trong đó có kỹ năng làm chủ nhiệm CN lớp. Để giáo dục phát triển thì trước hết phải có đội ngữ giáo viên giỏi về chuyên môn tinh thòng về nghiệp vụ. Chính vì vậy trong quá trình đào tạo nhà trường sư phạm cần chú trọng hình thành kỹ năng CN lớp cho sinh viên. Năm 1997 Peter Salovey và John Mayer sau nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trí tuệ cảm xúc theo quan niệm ban đầu của các ông chỉ bao gồm khả năng tiếp nhận xúc cảm chứ chưa đề cập đến khả năng quản lý cảm xúc của con người. Vì vậy hai ông đã chính xác hoá định nghĩa trí tuệ cảm xúc như sau Trí tuệ cảm xúc như là năng lực nhận bìêỉ và bày tỏ cảm xúc hoà xúc cảm vào suy nghĩ hiểu và suy luận với xúc cảm và điều khiển quản lý xúc cám của mình và của người khác P. Saloveỵ và J. Mayer 1997 . Chúng tôi chấp nhân quan điểm của J. Mayer p. Salovey và D. Caruso coi đó là cơ sở lý luận của đề tài .