Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 15: Vai trò của nông nghiệp trong phát triển

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài giảng "Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 15: Vai trò của nông nghiệp trong phát triển" trình bày về 5 chức năng quan trọng của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế. Bài giảng thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2012-2014 Chinh sách phát triển Ghi chú Bài giảng 15 Vai trò của nông nghiệp trong phát triển Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng 15 Vai trò của nông nghiệp trong phát triển Nông nghiệp thực hiện 5 chức năng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế chuyển giao lao động cung cấp nhu yếu phẩm thu xuất khẩu tích lũy tiết kiệm và tạo thị trường nội địa cho hàng hóa sản xuất trong nước. Chủ đề chính của bài giảng hôm nay là phân lớn sự phát triển thành công của ĐNA từ thập niên 60 có thể một phần được giải thích nhờ năng lực thực hiện các chức năng này của khu vực nông nghiệp. Sự phát triển nông nghiệp trong khu vực là kết quả của điều kiện tự nhiên thuận lợi chính sách hợp lý và sự phát triển các thể chế quan trọng. Giải phóng lao động cho công nghiệp Chúng ta nhớ lại Mô hình Lewis Phát triển kinh tế . nhận định sâu sắc của Lewis là năng lực của các nước nghèo trong việc tích lũy vốn trong khu vực kinh tế hiện đại liên quan đến lao động thiểu dụng trong các ngành phi tư bản hay truyền thống. Năng suâ t lao động thấp trong nông nghiệp nghĩa là có khả năng để chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp và đưa vào hoạt động có năng suâ t cao hơn. Nhưng thực tế cung lao động không hạn chế nghĩa là tiền lương khu vực tư bản hay hiện đại sẽ không tăng khi lao động di chuyển từ ngành truyền thống sang ngành hiện đại. Từ đó tạo ra lợi nhuận để tái đâu tư vào công nghiệp. Đây là một nhận định sâu sắc vì nó có nghĩa là không cân phải lấy đi những khoản tiết kiệm dùng cho công nghiệp hóa từ nông nghiệp. Nhớ lại phân tích của Karshenas về năng suất đất và lao động ở châu Á và châu Phi. Thành công to lớn của châu Á không chỉ là sản lượng trên môi đơn vị diện tích đất mà là năng lực gia tăng năng suất lao động ở nông thôn. Nó giúp nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong khi vân chuyển giao lao động sang khu vực khác. Hệ thống lúa gạo lưu vực sông và đồng bằng ở ĐNA với mật độ dân số cao là địa điểm lý tưởng để thực hiện sự chuyển .