tailieunhanh - Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 4: Thể chế bao hàm

Bài giảng "Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 4: Thể chế bao hàm" thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright niên khóa 2012-2014 giới thiệu những quan điểm về thể chế bao hàm ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia hoặc một vùng. . | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2012-2014 Thể chế bào hàm Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng 4 Ghi chú Bài giảng 4 Thể chế bao hàm Tiếp theo nội dung về tăng trưởng và phát triển trong thời gian rất dài hạn lần trước chúng ta đã xem xét định đề cho rằng có nước giàu và nghèo chủ yếu là do sự tình cờ về địa lý và sinh thái. Jared Diamond lập luận rằng câu trả lời cho Yali Tại sao người da trắng các ông có nhiều hàng hóa và mang đến New Guinea nhưng người da đen chúng tôi không có là các nền văn minh năng suất cao nổi lên ở những vùng vĩ tuyến tận dụng được loại hoa màu và vật nuôi tốt nhất. Họ phát triển nên các nền văn minh tinh vi vì đã thoát khỏi cuộc đấu tranh sinh tồn hàng ngày vốn là đặc trưng của những vùng có hoa màu ít bổ dưỡng và không có động vật thay thế sức người. Nhiều nhà kinh tế không đồng ý với câu trả lời này họ đưa ra quan điểm khác đề cao sức thuyết phục của thể chế được định nghĩa là những qui định điều chỉnh hành vi kinh tế thay vì địa lý và sinh thái. Họ không hoàn toàn bác bỏ vai trò của địa lý họ thừa nhận thực tế có những nước ở sâu trong đất liền phải chịu thiệt và bệnh tật nhiệt đới có thể cản trở tiến trình phát triển. Tuy nhiên họ lập luận rằng các nước có cùng đặc trưng địa lý và sinh thái nông nghiệp đã đạt được những kết quả phát triển khác nhau. Các nước bảo vệ quyền sở hữu chủ yếu dựa vào cơ chế thị trường để phân bổ hàng hóa và dịch vụ và xóa bỏ những rào cản chính trị đối với sáng kiến kinh tế thường đạt kết quả tốt hơn các nước không làm những điều này. Do đó Hàn Quốc thịnh vượng hơn Triều Tiên và Mỹ giàu có hơn Mexico. Nhận định đầy ảnh hưởng gần đây cho quan điểm này xuất hiện vào năm ngoái trong cuốn sách thuộc dạng best-sellers tựa đề Why Nations Fail của Daren Acemoglu giáo sư kinh tế của MIT và James Robinson nhà khoa học chính trị Harvard. Theo các tác giả các quốc gia thất bại vì thể chế kinh tế của họ mang tính khai thác nghĩa là luật chơi được đề ra để khai thác thu nhập từ một số nhóm trong xã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.