tailieunhanh - Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 10: Thoát nghèo

Bài giảng "Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 10: Thoát nghèo" trình bày ngưỡng nghèo ở Việt nam và những cố gắng thoát nghèo quốc gia. Bài giảng thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright niên khóa 2012-2014. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2012-2014 Chính sách phát triển Ghi chú Bài giảng 10 Thoát nghèo Ghi chú Bài giảng 10 Thoát nghèo Trong buổi giảng trước chúng ta biết rằng nghèo thường được đo lường theo tỉ lệ nghèo cùng với tỉ số khoảng cách nghèo để đo độ sâu hoặc mức độ nghèo. Do đó khi GSO công bố năm 2010 rằng tỉ lệ nghèo ở Việt Nam là 14 5 so với ngưỡng nghèo quốc gia nghĩa là tiêu dùng đối với phần trăm dân số này là khoản tối thiểu được cho là đại diện cho mức sống vừa đủ. Theo đồ thị tỉ lệ nghèo của Việt Nam nằm tại ngưỡng nghèo 1 25 và 2 theo tỉ giá PPP . Theo thời gian tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm mạnh bất kể thước đo mà chúng ta sử dụng. Đây chỉ đơn giản là cận cảnh nghèo vào một thời điểm. Một bộ phận dân số bao gồm các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập hoặc tiêu dùng giảm thấp hơn ngưỡng nghèo hay mức sinh hoạt tối thiểu chấp nhận được. Một sai lầm tư duy phổ biến mà người ta thường mắc phải khi sử dụng bức tranh cận cảnh nghèo này đó là người nghèo luôn là một nhóm người và tỉ lệ nghèo giảm có nghĩa là một số cá nhân hay hộ gia đình đã chuyển dịch từ dưới lên trên ngưỡng nghèo trong khi những người khác vân bên dưới. Cách diên dịch này quá đơn giản hóa tình huống thực tế. Nghèo đối với đa số không phải là một điều kiện vĩnh viên mà là một tình huống tạm thời do các yếu tố kinh tế xã hội và chính trị khác nhau gây ra. Khi chúng ta điều tra nghèo như là một hiện tượng động chuyển biến theo thời gian thay vì tĩnh như ảnh chụp thì sẽ phát hiện 3 điều. Thứ nhất có nhiều người lâm cảnh nghèo lúc này hay lúc khác hơn là những gì tỉ lệ nghèo tĩnh cho thấy. Thứ hai chỉ có một số lượng tương đối nhỏ người dân là nghèo mọi lúc. Thực tế đa số bị nghèo trong những giai đoạn ngắn mặc dù có một nhóm nhỏ là nghèo liên tục. Thứ ba chúng ta có thể nghiên cứu sự chuyển tiếp vào và ra khỏi nghèo để hiểu rõ hơn nguyên nhân nghèo. Khi thực hiện cách phân tích này ta thường phát hiện rằng điều kiện kinh tế đặc biệt vai trò của thị trường lao động là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN