Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Thiên nhiên và môi trường vùng biển đảo Bạch Long Vĩ: Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phần 2 cuốn sách trình bày nội dung chương III - Môi trường và phát triển bền vững vùng biển đảo Bạch Long Vĩ. Nội dung phần này trình bày những nét cơ bản về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường và định hướng phát triển bền vững tài nguyên và môi trường. | 153 Phần III MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BIỂN ĐẢO BẠCH LONG VĨ Chương 8 HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIểN I. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI 1. BLV trước khi thành lập huyện đảo Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên đảo BLV không có dân cư sinh sống đảo chỉ là nơi tránh gió của ngư dân trên biển. Năm 1887 sau khi thực dân Pháp thôn tính xong Bắc Kỳ chính quyền Pháp và nhà Thanh đã thoả thuận Những hòn đảo nằm kề phía Đông của kinh tuyến Paris 105043 Đông nghĩa là đường thẳng Bắc- Nam đi qua mũi phía Đông đảo Trà Cổ còn gọi là Vạn Chú và tạo thành biên giới trên biển thuộc về Trung Quốc. Các đảo Cô Tô và những đảo khác ở phía Tây kinh tuyến này trong đó có đảo BLV thuộc về An Nam. Theo tư liệu cuốn Tỉnh thành xưa ở Việt Nam trang 36-42 của nhà xuất bản Hải Phòng năm 2003 và theo tác giả Ngọc Nhàn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I giới thiệu bài viết nghiên cứu thám sát của Hội Lapicque và Công ty về đảo BLV đăng trên Tuần báo Đông Dương số 200 ra ngày 29 06 1944 48 . Từ tài liệu quý này hiện đang được lưu trữ tại Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước có thể phác thảo một số nét cơ bản về hoàn cảnh KT-XH đảo BLV vào đầu thế kỷ XX cho đến năm 1944 như sau Khoảng năm 1920 người ta phát hiện ra một điểm nước ngọt giếng đào ở phía Nam đảo. Vào tháng 08 1921 có một người dân làng Giáp Nam hạt Cô Tô tỉnh Quảng Yên làm đơn gửi lên chính quyền cấp trên qua viên trưởng đồn quần đảo Cô Tô đề nghị được phép canh tác trên khu đất thấp của đảo BLV. Kể từ đó chính quyền Pháp gia tăng giám sát BLV nằm trong quyền bảo hộ của họ. Chính quyền trung ương đã ra chỉ thị yêu cầu tàu tuần tra của Sở Thuế đoan và các thuyền gắn động cơ của quần đảo Cô Tô thuộc các đơn vị trong hạm đội phải ghé thăm BLV ít nhất một lần trong năm. Chính quyền Pháp ở Đông Dương rất quan tâm về mặt chính trị cũng như hành chính đảo BLV dù đảo này có diện tích nhỏ và nghèo. Năm 1937 Chính phủ Bảo Đại phái một tiểu đội gồm 12 người dựng đồn lập chế độ lý trưởng ở đảo đổi tên đảo chính thức thành .