tailieunhanh - Ebook Bộ sách chuyên khảo tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam - Địa mạo bờ biển Việt Nam: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Bộ sách chuyên khảo tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam - Địa mạo bờ biển Việt Nam", phần trình bày các nội dung của phần "Đặc điểm địa mạo bờ biển Việt Nam và ứng dụng" bao gồm 9 chương (từ chương 7 đến chương 15). nội dung chi tiết. | Phần ba ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO BỜ BIỂN VIỆT NAM VÀ ỨNG DỤNG 118 Lê Xuân Hồng Chương VII HÌNH THÁI ĐỊA HÌNH BỜ BIỂN VIỆT NAM 1. Địa hình mài mòn dirới tác động mạnh của sóng và dòng ngang bờ trong đói sóng vỗ bờ Các hình thái địa hình được thành tạo bời động lực sóng trong đới sóng vỗ bờ ở khu bờ biền hờ chính là địa hình đường bờ trên đó tồn tại cảc vách dốc sóng vỗ Clií mài mòn và xói lở thềm mài mòn đá gốc bench và bãi biển tích tụ. Ranh giới cùa đới sóng vỗ bờ về phía lục địa được quy định đến mực nước thúy triều cao nhất kể cả mực nước dâng do bão và sóng thần còn giới hạn dưới là mực nước thủy triều thấp nhất triều kiệt . . Bờ mài mòn abration Các bờ mài mòn phát triển và phân bố rộng rãi trên các bờ biển cấu tạo đá gổc có nguồn gốc và tuổi địa chất khác nhau ờ ven biển Việt Nam. Bờ mài mòn được sinh ra do sự phá hủy bờ và sườn bờ ngầm dưới tác độnỹ của sóng và dòng chảy sóng vỗ bờ. Các bờ mài mòn ở nước ta chủ yểu có nguồn gốc mài mòn cơ học và một phần cùa quá trình tống hợp cơ học -hóa học phát triển trên các bờ được cấu tạo bời đá carbonate đá vôi còn đoi với các bờ cấu tạo là đất đá bở rời hoặc gắn kết yếu thì bờ mài mòn thường được gọi là bờ xói lở. Bờ xói lờ xẩy ra do tác động thủy động lực cũa biển mà trực tiếp là khối nước chuyển động xô bờ phá hùy đất đá bở rời gắn kểt yếu. Còn khi sóng tác động lên đá cứng rắn chắc vững bền đá gắn kết chặt hay đá kết tinh thì hiệu ứng nén khí đóng vai trò quan trọng nhất đó là sự nén và giãn tức thời cùa khí trong các khe nút và lỗ hổng trên bề mặt đá. Hiện tượng dòn sóng vỗ bờ tạo ra áp lực sung cao tác động lên bề mặt vật rắn và làm xuất hiện các khoảng rỗng chứa các bọt khí. Do tác động cùa sóng và dòng chày đạt cực đại lớn hiệu ứng bọt khí tác động lên vật rắn gây ra mài mòn phá hủy đá. Trong điều kiện đá có khả năng hòa tan như đá cacbonat sẽ xẩy ra quá trình mài mòn cơ - hóa học. Quá trình này phụ thuộc vào tính hòa tan cùa đá và độ hoạt động của nước biển. Độ hoạt động xâm thực hỏa học của nước biển kém hơn nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.