Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhận thức cảm tính: Cảm giác và tri giác

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hoặc hiện tượng đang trực tiếp tác động một giác quan nào đó của ta. - Cảm giác là sự nhận biết đầu tiên về một kích thích nào đó đối với thụ quan của một giác quan nào đó của ta mà sản phẩm của sự kích thích đó là sự phát sinh những tín hiệu điện mà khi vào đến não thì nó được não biến thành những mẫu thông tin vô nghĩa (meaningless bits of information). | 1 Đề cương bài thuyết trình Tâm lý học Nhận thức cảm tính Cảm giác và tri giác Lớp CT36E - HVNG 2 A. CẢM GIÁC 1. Khái niệm - Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hoặc hiện tượng đang trực tiếp tác động một giác quan nào đó của ta. - Cảm giác là sự nhận biết đầu tiên về một kích thích nào đó đối với thụ quan của một giác quan nào đó của ta mà sản phẩm của sự kích thích đó là sự phát sinh những tín hiệu điện mà khi vào đến não thì nó được não biến thành những mẫu thông tin vô nghĩa meaningless bits of information . - Cảm giác là hình thức đầu tiên và đơn giản nhất của mối liên hệ tâm lý của cơ thể với môi trường. - Cảm giác là hiện tượng tâm lý đầu tiên và là mức độ thấp nhất của sự phản ánh hiện thực khách quan vào não là bước đầu tiên của quá trình nhận thức. 2. Đăc điểm - Cảm giác là quá trình tâm lý nghĩa là nó có phát sinh có diễn biến và có kết thúc. - Mỗi cảm giác là sự phản ánh vào trong não của chỉ một thuộc tính đơn lẻ nào đó của sự vật hoặc hiện tượng. - Cảm giác chỉ xuất hiện khi đang có sự tác động trực tiếp của một sự vật hay hiên tượng nào đó vào các giác quan. - Mỗi cảm giác chỉ là một mẫu thông tin vô nghĩa. - Nhiều cảm giác về cùng một sự vật và hiện tượng có thể được kết hợp với nhau để phán ánh trọn vẹn sự vật hay hiện tượng đó và tạo nên một thông tin có ý nghĩa tức là tạo nên một tri giác. - Sự chuyển hóa từ cảm giác thành một tri giác về một sự vật hay hiên tượng thường diễn ra rất nhanh đến nỗi chúng ta không kịp cảm nhận được những cảm giác đó trước khi có tri giác. 3 3. Bản chất xã hôi của cảm giác Cảm giác có cả ở người và vật nhưng cảm giác ở người khác xa về chất so với cảm giác của động vật. Bản chất xã hội của cảm giác thể hiện ở chỗ - Đối tượng phản ánh của cảm giác không phải chỉ là sự vật hiện tượng có trong tự nhiên mà bao gồm cả những sản phẩm lao động của con người tạo ra. Ví dụ Chế tạo ra máy lạnh để tạo ra cảm giác mát mẻ về mùa hè Tường sơn màu xanh để tạo ra một cảm giác dễ chịu khi làm