tailieunhanh - Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em

Bài viết "Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ em" đưa ra một số cách thức giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻđể cho trẻ phát triển tâm lý, nhân cách tốt nhất. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu. | VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ EM TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO Tóm tắt Hàng trăm công trình nghiên cứu đã chỉ ra cảm xúc của cha mẹ đặc biệt là người mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Hơn nữa các công trình khoa học cũng khẳng định năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ cũng như cách thức biểu hiện cảm xúc sẽ tạo nên số phận của trẻ trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu khoa học trên chúng tôi có đưa ra một số cách thức giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ để cho trẻ phát triển tâm lý nhân cách tốt nhất. 1. Cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ Những công trình nghiên cứu đầu tiên của Darwin 1872 1877 và những công trình nghiên cứu hiện đại của Izard 1971 chứng minh rằng những cảm xúc nền tảng hứng thú hồi hộp vui sướng ngạc nhiên đau khổ căm giận ghê tởm khinh bỉ khiếp sợ xấu hổ tội lỗi có cùng cách biểu hiện và đặc điểm kinh nghiệm ở những xã hội rất khác nhau. Một số công trình nghiên cứu khác chỉ ra rằng những cảm xúc nền tảng được đảm bảo bởi những chương trình thần kinh bẩm sinh. Như vậy những cảm xúc nền tảng đều có nguồn gốc sinh học. Tuy nhiên mỗi người đều có thể học được cách kiềm chế hay biến đổi những biểu hiện cảm xúc có tính bẩm sinh của mình. Những người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau hay ở các nền văn hóa khác nhau học được cách biểu cảm bằng nét mặt khác nhau có thể giấu những biểu hiện cảm xúc có tính bẩm sinh. Như vậy những cảm xúc bẩm sinh người ta hoàn toàn có thể học được cách biểu hiện bằng con đường giáo dục. Phương thức biểu hiện những cảm xúc nguyên mẫu là bẩm sinh. Tuy nhiên phương thức bẩm sinh đó có phát triển không và phát triển như thế nào lại do tự tạo do giáo dục của từng nền văn hóa khác nhau. Giáo dục cảm xúc giúp con người hiểu được cảm xúc đúng tình huống hoàn cảnh phù hợp đồng thời cũng giúp con người biết cách kiềm chế cảm xúc khi cần thiết. Cảm xúc là kết quả của giáo dục vì vậy bậc làm cha làm mẹ hãy giáo dục cảm xúc cho con cái của mình để phát triển tình cảm một cách

TỪ KHÓA LIÊN QUAN