Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tác dụng của quả sung

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Quả sung có tác dụng giải độc, chữa viêm ruột, họng đau, trĩ. Sung hầm chân giò là món ăn lợi sữa cho phụ nữ. Rễ sung sắc lấy nước uống có thể trị viêm họng. | Quả sung có tác dụng giải độc, chữa viêm ruột, họng đau, trĩ. Sung hầm chân giò là món ăn lợi sữa cho phụ nữ. Rễ sung sắc lấy nước uống có thể trị viêm họng. Quả sung, quả vả chín ăn thơm mát, là một món quà vặt của trẻ con nông thôn. Trên thực tế, sung và vả là loại cây quý. Từ quả đến lá, thân, cành hai loại cây này đều có thể dùng làm thuốc. Quả có công hiệu bổ dạ dày, thanh tràng, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ. Phụ nữ ít sữa có thể ninh nhừ 200g chân giò lợn với khoảng 8 quả sung, quả vả để ăn. Theo phân tích, trong hai loại quả này có hơn 10 thành phần dinh dưỡng như đường glucoza, gluco, axit hữu cơ, men lipid, men protein. Nhựa sung có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột và phòng chống ung thư. Bình thường, nếu bạn thấy triệu chứng bị viêm họng, hãy lấy khoảng 30g rễ sung sắc lấy nước uống. Nếu bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, lấy 50g lá sung, một ít màng mề gà, thần khúc, sơn tra mỗi loại 10g, sắc lấy nước uống. Để trị bệnh trĩ, chỉ cần mỗi ngày người bệnh ăn 10 quả sung, quả vả tươi, ăn liền trong 2 - 3 tháng. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Dùng quả sung sao khô, tán bột. Ngày dùng 6 - 9 gr pha uống với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần. Trị chứng táo bón: Lấy 10 quả sung tươi bổ đôi, một đoạn ruột già lợn rửa sạch, hầm nhừ, cho thêm gia vị, ăn trong ngày. Hoặc ăn 3 - 5 quả sung chín mỗi ngày cũng cho kết quả tốt. Chữa trĩ ra máu, sa trực tràng: Dùng 10 quả sung tươi hầm nhừ với một đoạn ruột già lợn ăn. Hoặc dùng 6 gr quả sung tươi, 9 gr rễ thị sắc uống. Nếu không có quả sung có thể dùng lá sung sắc lấy nước ngâm, xông khoảng 30 phút cũng có tác dụng. Trị viêm khớp: Lấy 2 - 3 quả sung tươi rửa sạch, thái nhỏ, tráng với trứng gà ăn. Hoặc sung tươi hầm với thịt lợn nạc ăn. Trị viêm họng: Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn, cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hằng ngày. Trị chứng ho khan (không có đờm): Lấy 50 - 100 gr quả sung chín, gọt bỏ vỏ đem nấu với 50 - 100 gr gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Chữa tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa: Lấy 30 gr quả sung sao hơi cháy. Mỗi ngày dùng 10 gr hãm khoảng 20 phút với nước sôi trong bình kín, cho thêm ít đường phèn, uống thay trà. Trái sung có tác dụng phòng ngừa táo bón vì trong sung có nhiều chất xơ. Nhờ đó, ăn sung cũng giúp ngừa đau bụng và chứng khó tiêu. Những người từng đau đầu vì muốn giảm cân hãy tìm đến trái sung. Chất xơ trong trái sung giúp bạn giảm cân nếu sử dụng thường xuyên. Pectin là một loại chất xơ phổ biến trong thành phần trái sung. Chất này có khả năng hấp thụ cholesterol từ hệ tiêu hóa và đưa chúng ra ngoài cơ thể. Trái sung cũng giàu phenol, a-xit béo omega 3 và omega 6, những vi chất tốt cho hệ tim mạch. Nhiều người tin rằng chất xơ trong trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư vú. Những người bị tiểu đường nên áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ, vì vậy trái và lá sung là lựa chọn không ngoan. Loại trái cây này giàu kali, vi chất giúp ổn định đường huyết. Chứng tăng huyết áp cũng được ổn định hơn với vi chất có trong trái sung. Tuổi cao sẽ khiến bạn có nguy cơ bị thoái hóa hoàng điểm dẫn đến giảm khả năng nhìn. Chế độ ăn có trái sung sẽ phòng ngừa được chứng bệnh này. Đau họng cũng có thể được điều trị hiệu quả với trái sung nhờ hàm lượng chất nhầy cao. Trái sung được biết là có tác dụng củng cố hoạt động của gan. Trái này còn có khả năng điều trị một số bệnh về hô hấp như hen, ho gà. Chúng cũng tốt cho việc trị bệnh đau tai, mụn và bệnh đường sinh dục. Bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon và lạ miệng với sung như: gỏi trái sung, trái sung non muối chua, dùng lá sung gói cuốn, đọt sung non luộc chấm kho quẹt