Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở đô thị miền Nam 1954 – 1975

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

2. Khuynh hướng phê bình ảnh hưởng tư tưởng Thiên Chúa giáo. So với các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo vào nước ta có muộn hơn nhưng không vì thế mà ảnh hưởng bị hạn chế. | Khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở đô thị miền Nam 1954 - 1975 2. Khuynh hướng phê bình ảnh hưởng tư tưởng Thiên Chúa giáo. So với các tôn giáo khác Thiên Chúa giáo vào nước ta có muộn hơn nhưng không vì thế mà ảnh hưởng bị hạn chế. Ngược lại nó có tầm ảnh hưởng khá lớn và có những thời điểm lấn át các tôn giáo khác. Xã hội miền Nam thời kỳ 1954-1975 nhờ sự tiếp sức của chính quyền Thiên Chúa giáo phát triển khá nhanh có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị xã hội trong đó có văn học. Chính vì vậy trong Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam tập 1 một tác phẩm duy nhất trong văn học đô thị miền Nam viết về lịch sử văn học Công giáo còn lại cho đến nay Võ Long Tê đã nhận định Riêng trong phạm vi văn học đạo Công giáo đã đem lại những nguồn cảm hứng mới. Những công trình sáng tác biên khảo Công giáo đã làm cho văn học Công giáo phát sinh và trưởng thành theo một đường hướng riêng biệt nhưng không phải là không có mối liên hệ hỗ tương với các thành phần khác của nền văn học Việt Nam 11 . Và cách đây hơn sáu mươi năm kể từ khi Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan ra đời trong phần viết về thi sĩ Hàn Mặc Tử ông đã khẳng định Thơ tôn giáo đã ra đời với Hàn Mặc Tử. Tôi dám chắc rồi đây còn nhiều thi sĩ Việt Nam sẽ tìm nguồn hứng trong đạo giáo và đưa thi ca vào con đường triết học con đường rất mới rất xa xăm mà đến nay chưa mấy nhà thơ dám bước tới 12 . Điều dự cảm và tiên đoán của Vũ Ngọc Phan đã trở thành hiện thực trong văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975. Đây cũng chính là tiền đề hình thành khuynh hướng phê bình văn học ảnh hưởng tư tưởng Thiên Chúa giáo ở đô thị miền Nam. Khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiên Chúa giáo lấy triết lý Kitô giáo làm cơ sở mỹ học và làm hệ quy chiếu phê bình các hiện tượng văn học. Chính vì vậy ở những bài phê bình này ta thấy rõ dấu ấn tư tưởng của Kitô giáo được các nhà phê bình làm căn cứ giải mã một số hiện tượng văn học tiêu biểu là thơ Hàn Mặc Tử. Theo Võ Long Tê trong Lịch sử văn học Công giáo tập 1 .