tailieunhanh - Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975_1

Nếu hình dung lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam là một dòng sông có nhiều nhánh chảy qua những bãi bờ khác nhau, thì khuynh hướng phê bình Mác-xít là một nhánh sông hiện hữu như một thực thể sinh động trong dòng sông lý luận - phê bình ấy. | về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975 Nếu hình dung lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam là một dòng sông có nhiều nhánh chảy qua những bãi bờ khác nhau thì khuynh hướng phê bình Mác-xít là một nhánh sông hiện hữu như một thực thể sinh động trong dòng sông lý luận - phê bình ấy. Khuynh hướng phê bình này thuộc dòng văn học yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam với cơ sở tư tưởng là mỹ học Mác-xít có nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ dân tộc chống văn hóa lai căng nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới. Vì Song song với mưu đồ thống trị nhân dân miền Nam bằng bạo lực quân sự và dòng thác viện trợ kinh tế trên mặt trận tư tưởng Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức dùng văn nghệ để nô dịch nhân dân một cách hệ thống và với qui mô rất lớn. Âm mưu đó là một bộ phận không thể tách rời của quốc sách chống Cộng của họ 1 . Ý thức được điều hệ trọng này các nhà lý luận phê bình chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác-xít luôn nêu cao sứ mệnh của văn chương là phản ánh cho được lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc tinh thần chống xâm lược chống áp bức tinh thần đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất nước nhà. Vì vậy trong bộ phận văn học yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam đã hình thành đội ngũ các nhà lý luận phê bình. Chính họ là những cây bút tiên phong dùng quan điểm mỹ học Mác-xít quan điểm văn học cách mạng để đập tan mưu đồ thống trị về tư tưởng mang ý nghĩa một cuộc xâm lăng văn hóa 2 của chủ nghĩa thực dân mới. Do đó việc hình thành và phát triển của bộ phận lý luận - phê bình văn học yêu nước và cách mạng trong đời sống văn học ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ có ý nghĩa rất lớn trên mặt trận đấu tranh tư tưởng nhằm chống lại âm mưu của kẻ thù trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Khuynh hướng phê bình này cũng là một trong những dòng chủ lưu của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 54-75 càng về sau càng phát triển mạnh. 2. Sự phát triển của một bộ phận văn học không chỉ được xem xét ở lĩnh vực sáng tác mà còn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN