Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình: " Phân tích lý thuyết của A. Lewis"

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cho rằng, các nước chậm phát triển có những nét hoàn toàn đặc thù mà bất cứ một lý thuyết kinh tế nào giải quyết sự tăng trưởng và phát triển thuần túy chỉ dựa vào vấn đề của kinh tế thị trường nói chung đều vấp phải một giới hạn không vượt qua được. Ông nhận định rằng, trong các nền kinh tế thế giới thứ 3, các cơ chế thị trường thường xuyên không họat động, hoặc hoạt động quá yếu ớt, dung lượng thị trường nhỏ bé, quan hệ cung-cầu đều hạn chế và không có sự. | a Phân tích lý thuyết của A. Lewis. Nhận xét về lý thuyết này. b Nền kinh tế nước ta hiện nay có phải là kinh tế nhị nguyên không Tại sao a Lý thuyết của A. Lewis. Nhận xét Cho rằng các nước chậm phát triển có những nét hoàn toàn đặc thù mà bất cứ một lý thuyết kinh tế nào giải quyết sự tăng trưởng và phát triển thuần túy chỉ dựa vào vấn đề của kinh tế thị trường nói chung đều vấp phải một giới hạn không vượt qua được. Ông nhận định rằng trong các nền kinh tế thế giới thứ 3 các cơ chế thị trường thường xuyên không họat động hoặc hoạt động quá yếu ớt dung lượng thị trường nhỏ bé quan hệ cung-cầu đều hạn chế và không có sự cạnh tranh. Vì thế ông đưa ra một lý thuyết để lý giải về kinh tế của những nước chậm phát triển. Theo Lewis trong nền kinh tế của các nước đang phát triển có 2 hệ thống song song tồn tại đó là hệ thống kinh tế truyền thống và hệ thống kinh tế du nhập thường là hệ thống kinh tế TBCN tiên tiến . Ở khu vực kinh tế truyền thống có nét đặc trưng là kỹ thuật sản xuất lạc hậu và năng suất lao động thấp. Vì thế yêu cầu đặt ra là nhanh chóng chuyển khu kinh tế truyền thống sang khu kinh tế hiện đại bằng con đường công nghiệp hóa để khởi động cho sự tăng trưởng. Như vậy công nghiệp hóa khu vực kinh tế truyền thống được coi là sự khởi động là yếu tố cốt lõi cho sự tăng trưởng. Trong khu vực kinh tế truyền thống thì sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Song song với lao động năng suất kém là nạn dư thừa lực lượng lao động có thể giảm bớt số lao động hiện có mà không hề giảm sút quy mô sản xuất và khối lượng sản phẩm làm ra . Vì thế theo ông số lao động dư thừa đó nên chuyển bớt sang khu vực kinh tế hiện đại cho phép đạt được sự tăng trưởng kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Lewis đi đến kết luận là ở khu kinh tế truyền thống luôn tồn tại một số lượng lao động muốn có việc làm và hễ ở đâu có thu nhập cao thì số lao động này sẽ sẵn sàng chuyển đến đó làm việc. Bên cạnh khu vực kinh tế truyền thống là khu vực kinh tế du nhập là khu vực sản xuất TBCN hiện .