Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp _3

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

1. Những dấu vết hiện sinh Tinh thần nhân bản của học thuyết hiện sinh, theo chúng tôi, biểu hiện tập trung ở cách nêu và trả lời câu hỏi về bản thể:“con người, anh là ai?”. | OTCỈ fD m ảnh hiện sinh trong truyện ngă 1. Những dấu vết hiện sinh Tinh thần nhân bản của học thuyết hiện sinh theo chúng tôi biểu hiện tập trung ở cách nêu và trả lời câu hỏi về bản thể con người anh là ai . Sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng thế nó chủ yếu bắt nguồn từ cách nêu và trả lời câu hỏi này. Bằng chính hoạt động sáng tác của mình Nguyễn Huy Thiệp dường như đã tiệm cận các nhà lý thuyết hiện sinh chủ nghĩa ở cái lõi nhân bản - trung tâm hứng thú trong triết học của họ Con người là một thực thể hiện sinh nó tự biết mình là ai đang ở đâu cần và sẽ phải làm gì Thật vậy. Trong khi quả quyết rằng Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản Jean-Paul Sartre viết Cơn người không chỉ như anh ta tự quan niệm mà còn như anh ta muốn như anh ta tự quan niệm sau khi đã sống và như anh ta muốn sau khi đã ao ước sống con người không là gì khác ngoài cái mà bản thân anh ta tự làm nên. Đó là nguyên tắc đầu tiên của thuyết hiện sinh. Đó cũng là cái mà người ta gọi là tính chủ lhế i Và cũng chính ông giải thích Theo chúng tôi trước hết con người tồn tại có nghĩa là trước hết con người hướng tới tương lai đồng thời có ý thức về sự hướng tới tương lai đó. Con người trước hết là một dự án project tự tồn tại chủ quan chứ không như một đám rêu một vật đang thối rữa hoặc một cây súp lơ 7 2 . Những trích dẫn trên cũng đủ cho thấy - ít nhất trên bình diện lý thuyết - giá trị nhân bản của chủ nghĩa hiện sinh CNHS và lí do tồn tại lâu bền của triết thuyết này trong hệ thống tư tưởng văn học của nhân loại. Còn trong truyện ngắn của mình có thật là Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng và rất hứng thú bởi một tinh thần hiện sinh như thế Thực ra trong sáng tác ảnh hưởng và việc tiếp thu ảnh hưởng của một tư tưởng một trào lưu triết học thường mang tính tổng hợp lại thường không được phát biểu một cách hiển ngôn mà bộc lộ đầy ẩn ý bằng hình tượng nghệ thuật. Chẳng hạn trên bình diện này khó có thể chỉ ra rõ rệt đâu là âm hưởng hiện sinh hữu thần âm hưởng hiện sinh vô thần .