Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tranh chấp trong doanh nghiệp: Làm gì để loại trừ?
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tranh chấp trong doanh nghiệp: Làm gì để loại trừ? Không ít tranh chấp, xung đột giữa cổ đông và doanh nghiệp đã và đang diễn ra, điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan, mà còn tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp. Tại sao các tranh chấp xảy ra, làm gì để loại trừ? | Tranh chấp trong doanh nghiệp Làm gì để loại trừ Không ít tranh chấp xung đột giữa cổ đông và doanh nghiệp đã và đang diễn ra điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan mà còn tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp. Tại sao các tranh chấp xảy ra làm gì để loại trừ Bên lề hội thảo Doanh nghiệp hội nhập Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư do Báo Đầu tư và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC vừa tổ chức ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Cung Trưởng ban Kinh tế vĩ mô Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đồng thời là trọng tài viên quốc tế VIAC xung quanh vấn đề này. Các dạng tranh chấp phổ biến trong doanh nghiệp Là nhà nghiên cứu và cũng là một trọng tài viên quốc tế ông thấy những tranh chấp trong doanh nghiệp thời gian gần đây diễn ra như thế nào Tôi nhận thấy có 3 dạng tranh chấp phổ biến. Thứ nhất là tranh chấp giữa cổ đông và cổ đông phát sinh từ các quyết định của ĐHCĐ như tranh chấp về tư cách cổ đông dẫn đến hệ quả là tất cả các quyết định đều trở thành đối tượng tranh chấp. Cũng có thể là do quyết định không công bằng của HĐQT như ưu đãi cho thành viên HĐQT trong việc mua cổ phiếu mới phát hành về số lượng và giá quyết định ưu đãi cho cổ đông lớn dưới danh nghĩa là cổ đông chiến lược quyết định ưu đãi cho người lao động. Một số trường hợp không chấp nhận quyết định của ĐHCĐ vì quyền lợi của mình không như mong đợi hoặc cổ đông Nhà nước không đồng ý với biểu quyết của người đại diện phần vốn nhà nước. Thứ hai là tranh chấp trong quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các nhóm cổ đông nắm cổ phần chi phối như HĐQT thường muốn người của mình làm giám đốc hoặc cổ đông lớn là chủ tịch và đồng thời muốn làm giám đốc điều hành nhằm mục đích không loại họ ra khỏi HĐQT không bãi miễn khỏi chức danh chủ tịch HĐQT. Thứ ba là tranh chấp quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp. Trường hợp này thì giám đốc hoặc chủ tịch HĐQT không chấp nhận quyết định bãi miễn của HĐQT dù quyết định đó là hợp pháp