tailieunhanh - Khóa luận tốt nghiệp: Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp: Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam gồm 3 chương trình bày về các nội dung, Chương 1: Tổng quan về trọng tài và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng trọng tài, chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam, chương 3: Một số biến pháp nhằm kiến nghị nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng trọng tài. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI DẠ HỌC NGOẠI THƯONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài TRỌNG TÀI - PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM Họ và tên sinh viên HÀ THỊ HOÀN Lớp TRUNG 2 Khoá K41F - KTĐN Số điện thoại 0983 606 849 Giáo viên hướng dẫn GS. TS. NGUYỄN THỊ MƠ HÀ NỘI 11 2006 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi chúng ta thực hiện mở cửa nền kinh tế đến nay Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn mang tính chất bước ngoặt. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay bất cứ một quốc gia nào đứng riêng lẻ cũng không thể tồn tại được. Chính từ nhận định này mà Đảng và nước ta đang hết sức nỗ lực xây dựng nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế mở hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế khu vực đã tham gia ký kết nhiều hiệp định hợp tác phát triển kinh tế song phương và đa phương. Trong quá trình hội nhập thành tích lớn nhất mà Việt Nam đạt được là việc trở thành thành viên của WTO vào ngày 07 11 2006 vừa qua. Trong quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Có thể dễ dàng giải thích điều này do các bên có sự khác biệt nhau về ngôn ngữ văn hóa tập quán trình độ quyền và lợi ích đó là còn chưa nói đến những gian lận trong quan hệ hợp tác. Giải quyết những tranh chấp này một cách thỏa đáng là điều mong mỏi của các bên tham gia. Tuy nhiên đạt được sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên không phải là đơn giản. Việc giải quyết tranh chấp có thể được tiến hành thông qua thương lượng hòa giải trung gian trọng tài hay tòa án nhưng cách giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài vẫn được ưa thích nhất bởi nó có nhiều ưu việt so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hiểu biết tường tận về cách giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thậm chí có người không biết đến cơ chế giải quyết tranh .
đang nạp các trang xem trước