Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÂU HỎI “YES-NO” TRONG TIẾNG ANH SO VỚI Ý NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về những đặc điểm ngữ nghĩa của câu hỏi “Yes-No” (Y-N) trong tiếng Anh, trên cơ sở đó xác lập những mô hình cấu trúc để chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Với kết quả khảo sát, đề tài nêu lên một số khó khăn mà sinh viên thường gặp trong quá trình dịch câu hỏi “Yes-No” từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu cho dạy và học tiếng Anh nói chung, học môn dịch nói riêng | Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIÊM NGỮ NGHĨA CỦA CÂU HỎI YES-NO troNg tiếng anh so với ý nghĩa TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT AN INVESTIGATION INTO THE SEMANTICS OF YES-NO QUESTIONS IN ENGLISH VERSUS VIETNAMESE TRANSLATIONAL EQUIVALENTS SVTH HỒ THỊ THANH HÀ Lớp 04CNA07 Trường Đại học Ngoại ngữ GVHD TS. NGŨ THIỆN HÙNg Khoa Tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Bài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về những đặc điểm ngữ nghĩa của câu hỏi Yes-No Y-N trong tiếng Anh trên cơ sở đó xác lập những mô hình cấu trúc để chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Với kết quả khảo sát đề tài nêu lên một số khó khăn mà sinh viên thường gặp trong quá trình dịch câu hỏi Yes-No từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu cho dạy và học tiếng Anh nói chung học môn dịch nói riêng. ABSTRACT This study investigates the semantic features of Yes-No questions in English based on which appropriate translational equivalents are suggested. From the findings I attempt to identify the problems encountered by students when they interpret Yes-No questions into Vietnamese. Also the implications for the language teaching and learning as well as translation work are put forward. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Để một cuộc hội thoại thành công chúng ta cần hiểu thật chính xác nghĩa hàm ẩn đằng sau mỗi phát ngôn PN . Thông thường thì mỗi loại câu ta sử dụng để nói thường biểu hiện một nét nghĩa nhất định. Chẳng hạn như câu trần thuật thường dùng để miêu tả khẳng định một sự việc nào đó. Câu cầu khiến được dùng để thể hiện một mệnh lệnh lời yêu cầu. Câu nghi vấn dùng để hỏi. Tuy nhiên nghĩa thật sự của một PN không phải được cấu tạo bởi bề mặt câu chữ mà phải được đặt vào trong từng ngữ cảnh cụ thể nhất định. Về nguyên tắc chức năng cơ bản của một câu hỏi nói chung và câu hỏi Y-N nói riêng là để hỏi một thông tin chưa biết. Tuy nhiên bên cạnh mục đích để hỏi câu hỏi Y-N còn thể hiện