Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lê Ngọc Hân với triều Nguyễn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Kết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân, công chúa của vua Lê Hiển Tông, Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung (1789 - 1792) và là một tác giả có tiếng của thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đã được viết nhiều. | Lê Ngọc Hân với triều Nguyễn Kết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân công chúa của vua Lê Hiển Tông Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung 1789 - 1792 và là một tác giả có tiếng của thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đã được viết nhiều. Tuy nhiên còn có nhiều điều chưa sáng tỏ. Bài viết này muốn cung cấp thêm một số tư liệu góp phần làm sáng tỏ kết cục cuộc đời một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn mà cũng lắm gian truân. 1. về cái chết của Lê Ngọc Hân Cụ Ngô Tất Tố trong Lược sử công chúa Ngọc Hân Thi văn bình chú Hà Nội 1952 viết sau khi nhà Tây Sơn thất bại Ngọc Hân và các con đều đổi tên họ lẻn vào một làng thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưng chẳng bao lâu thì bị phát giác. Ngọc Hân phải uống thuốc độc tự tử còn hai con đều bị thắt cổ chết. Hai cụ Lê Thước và Lê Tư Lành đều xác định Lê Ngọc Hân mất vào ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Tỵ 1799 1 . Tác giả Nhất Thanh 1971 thì cho rằng khi triều Tây Sơn sụp đổ Lê Ngọc Hân có bị bắt cùng với hai con hoặc ở Huế hoặc ở nơi khác. Vua Gia Long đã sai giết hai con bà một cách kín đáo còn riêng Lê Ngọc Hân thì cho về quê mẹ 2 . Các sử thần triều Nguyễn trong Đại Nam thực lục chép Người xã Phù Ninh là Nguyễn Thị Huyền làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông có con gái là Ngọc Hân gả cho nguỵ Huệ sinh được một trai một gái. Ngọc Hân chết trai gái cùng chết non cả. Khoảng đầu năm Gia Long nguỵ đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh Thị Huyền ngầm xây mộ dựng đền khắc bia giả đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Tới đây năm 1842 việc ấy mới bị phát giác vua sai hủy bỏ đền thờ đào bỏ hài cốt kẻ nguỵ đi 3 . Trước đây trong một số bài viết của mình tôi cũng theo ý kiến của Lê Tư Lành tin rằng công chúa Ngọc Hân đã mất từ trước khi triều Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn. Song khi đọc kỹ lại Quốc sử di biên tôi thấy tác giả đời Nguyễn là Phan Thúc Trực 1808 - 1852 chép rõ ràng như sau Tháng 5 năm Giáp Tý 1804 công chúa nhà cựu Lê là Ngọc Hân tạ thế. Nguyên năm Bính Ngọ 1786