Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
LÝ LUẬN VĂN HỌC - Đề 3
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong truyện ngắn “Trăng sáng” (1943) nhà văn Nam Cao viết: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than ”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. | Chủ đề 12 LÝ LUẬN VĂN HỌC Đề 3 Trong truyện ngắn Trăng sáng 1943 nhà văn Nam Cao viết Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp sống lầm than. . Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. BÀI LÀM Nam Cao không chỉ là một nhà văn hiện thực kiệt xuất mà còn là một nhà văn thường hay băn khoăn trăn trở về quan điểm sáng tác văn học. Trải qua thể nghiệm và suy ngẫm của bản thân về văn chương và hiện thực cuộc đời Nam Cao đã mượn lời nhân vật Điền trong Trăng sáng phát biểu Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp sống lầm than. . Ý kiến này xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của trường phái hiện thực dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn thoát li để trở về với chủ nghĩa hiện thực chân chính. Trước hết Nam Cao muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải bắt rễ trong đời sống hiện thực không được thoát li đời sống để trở thành lừa dối. Tìm hiểu cuộc đời nhà văn chúng ta thấy từ khi còn là một cậu học sinh Nam Cao đã từng mơ ước sáng tác. Thời kì này ông đã có nhiều thơ truyện đăng báo với các bút danh Thuý Rư Xuân Du Nhiêu Khê Nguyệt. Cũng như bao học sinh tiểu tư sản đương thời Nam Cao chịu ảnh hưởng nặng của văn thơ lãng mạn thoát li. Nhưng do được tiếp xúc với cuộc sống cùng khổ của nhân dân lại là nhà văn có lương tri giàu tình yêu thương quần chúng Nam Cao đã sớm nhận ra tính chất giả dối phù phiếm của thứ văn chương thơm tho đó nó rất lạc lõng xa lạ đối với cuộc sống của hàng triệu quần chúng lầm than và bản thân tác giả hồi bấy giờ. Điền nhân vật chính trong tác phẩm Trăng sáng chính là hình bóng cuộc đời của tác giả. Cuộc đời Điền là cuộc đời của một ông giáo khổ trường tư với đồng lương chết đói không nuôi nổi bản thân còn nói gì đến chuyện nuôi gia đình. Con Điền đứa thì phải đi chăn trâu đứa thì phải chạy chợ kiếm ngày mấy xu rau vợ Điền .