Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
LÝ LUẬN VĂN HỌC - Đề

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao viết : “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” Hãy bình luận ý kiến trên và phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm sáng tỏ quan điểm nghệ thuật đó | Chủ đề 12 LÝ LUẬN VĂN HỌC Đề 2 Trong truyện ngắn Đời thừa Nam Cao viết Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có Hãy bình luận ý kiến trên và phân tích một số tác phẩm của Nam Cao để làm sáng tỏ quan điểm nghệ thuật đó BÀI LÀM Đời thừa là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu của Nam Cao về đề tài người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám. Đó là câu chuyện về sự giằng xé đến bi kịch của một nhà văn giàu khát vọng nhưng đồng thời cũng là một tuyên ngôn nghệ thuật có giá trị. Qua nhân vật Hộ - nhân vật nhà văn trong tác phẩm - Nam Cao đã gởi gắm những suy tư và những quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mạng của người cầm bút chân chính. Ông viết Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có Câu nói ngắn gọn nhưng đã thâu tóm những yêu cầu thật là gắt gao nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiểu mẫu đưa cho là cách diễn tả hình ảnh ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt khuôn sáo hời hợt một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cũng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn dù có khéo léo cũng chỉ là một hình thức bắt chước theo khuôn mẫu. Lao động của nhà văn thì khác hẳn. Đó là quá trình nghiền ngẫm khám phá tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị của riêng mình mang bản sắc độc đáo của từng nghệ sĩ. Trong một truyện ngắn khác truyện Những chuyện không muốn viết Nam Cao cũng đã diễn đạt một cách thật là đặc thù hình ảnh lao động của nghề văn cái nghề văn kị nhất là cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào tức là nó