tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Sự chuyển đổi diễn ngôn lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay

Mục đích của luận án là tìm hiểu quy luật vận động của diễn ngôn lý luận, phê bình văn học Việt Nam. Từ đó thấy được tác động của diễn ngôn lý luận phê bình, văn học đến thực tiễn nghiên cứu văn học từ thời kỳ đổi mới đến nay. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Trần Thị Ngọc Anh SỰ CHUYỂN ĐỔI DIỄN NGÔN LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2015 Công trình đƣợc hoàn thành tại: TRƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nôi Người hướng dẫn khoa học: Trần Đình Sử Phản biện 1: Trịnh Bá Đĩnh Phản biện 2 Lí Hoài Thu Phản biện 3: Đào Thủy Nguyên Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội : 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Lý luận, phê bình văn học từ thời kỳ đổi mới đến nay là một đề tài lớn nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học. Các công trình đã được thực hiện dường như có chung một quy luật, chủ yếu bàn về lý luận, phê bình văn học từ góc độ nhận thức luận. Đó là sự phân tích và chỉ ra những giới hạn đúng – sai, rộng – hẹp, mới – cũ, thành tựu – hạn chế . trong lý luận, phê bình văn học mà bỏ qua vai trò trung gian của ngôn ngữ trong nhận thức khoa học văn học. Đây là một cách nhìn cần được bổ sung. Bởi vì, ngoài việc mang các tính chất, quy luật khoa học một cách thuần túy, lý luận, phê bình văn học cũng là một hệ thống ký hiệu về văn học được biểu hiện qua ngôn ngữ. Mọi sự chuyển đổi, cách tân lý luận, phê bình văn học đều thể hiện qua sự thay đổi bộ mặt ngôn ngữ của nó. Lý luận, phê bình văn học vì vậy, có thể xem như là một không gian ngôn ngữ đặc thù. Tư cách ngôn ngữ ấy của lý luận, phê bình văn học lại không chịu sự quy định của các đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp một cách thuần túy mà chịu sự quy định của mối quan hệ tương tác giữa các cơ chế tâm lý, chính trị, xã hội và hệ hình tri thức chủ lưu. Điều này tất yếu đòi hỏi một cách thức tiếp cận khác về lý luận, phê bình văn học. . Sự xuất hiện của lý thuyết “diễn ngôn” về căn bản đã làm thay .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN