tailieunhanh - Chương trình ôn tập môn: Lý luận văn học

Chương trình ôn tập môn "Lý luận văn học" bao gồm những vấn đề cơ bản của bộ môn Lý luận văn học bậc đại học và những tài liệu tham khảo cần thiết cho việc ôn thi cao học chuyên ngành. nội dung tài liệu để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC ÔN THI CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN MÔN LÝ LUẬN VĂN HỌC Chương trình ôn tập bao gồm những vấn đề cơ bản của bộ môn Lý luận văn học bậc đại học và những tài liệu tham khảo cần thiết cho việc ôn thi cao học chuyên ngành. 1. VĂN HỌC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI THẨM MỸ Văn học bắt nguồn từ đời sống phản ánh hiện thực là một hình thái ý thức xã hội đặc thù - hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ. Điều này được thể hiện ở những điểm sau đây . ĐỐI TƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC - Đối tượng của văn học là cuộc sống muôn màu muôn vẻ nhưng điều quan trọng nhất là khám phá các quan hệ hiện thực mà trung tâm là con người xã hội. - Văn học không miêu tả thế giới như khách thể tự nó mà tái hiện chúng trong sự tương quan với lý tưởng khát vọng tình cảm của con người. - Văn học không phản ánh hiện thực dưới những bản chất trừu tượng mà tái hiện nó trong tính toàn vẹn cảm tính sinh động. Đối tượng trung tâm của văn học là các tính cách của con người mang bản chất xã hội lịch sử. . NỘI DUNG TÌNH CẢM XÃ HỘI THẨM MỸ - Tình cảm trong nghệ thuật không chỉ là tình cảm xã hội mà là tình cảm của xã hội thẩm mỹ. - Tình cảm này bắt nguồn từ những rung động thẩm mỹ của con người đối với thực tại tình cảm xã hội thẩm mỹ là tình cảm rất đỗi cao cả cao đẹp cao thượng ngay cả trong phán xét lên án. - Tình cảm xã hội thẩm mỹ không chỉ ngợi ca cái Đẹp cái Cao cả. mà còn phê phán mỉa mai châm biếm những caí thấp hèn xấu xa nó đưa con người vào mối quan hệ thẩm mỹ và đỉnh điểm là sự thanh lọc. - Tình cảm xã hội thẩm mỹ bao giờ cũng mãnh liệt chân thành. Tuy thống nhất nhưng tình cảm xã hội thẩm mỹ không đồng nhất với chân lý và đạo 1 lý. Nó bồi dưỡng khơi dậy ở con người những khát khao vươn tới những cái cao đẹp hoàn thiện hoàn mỹ những giá trị cao nhất của con người. . HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT Để thể hiện những tình cảm xã hội thẩm mỹ văn học không dùng những khái .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN