Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Cuộc khởi nghĩa ở Béc-Lin
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cuộc khởi nghĩa ở Béc-Lin Ngày 28 tháng 11 năm 1851 Béc-lin là trung tâm thứ hai của phong trào cách mạng. Theo những điều đã nói trong các bài báo trước, chúng ta có thể dễ hiểu tại sao ở Béc-lin, những hoạt động cách mạng còn xa mới có được sự ủng hộ nhất trí của hầu hết các giai cấp, như đã diễn ra ở Viên. Ở Phổ, giai cấp tư sản đã bị lôi cuốn vào những cuộc đấu tranh thực sự với chính phủ. . | Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Cuộc khởi nghĩa ở Béc-Lin VI. Cuộc khởi nghĩa ở Béc-Lin Ngày 28 tháng 11 năm 1851 Béc-lin là trung tâm thứ hai của phong trào cách mạng. Theo những điều đã nói trong các bài báo trước chúng ta có thể dễ hiểu tại sao ở Béc-lin những hoạt động cách mạng còn xa mới có được sự ủng hộ nhất trí của hầu hết các giai cấp như đã diễn ra ở Viên. Ở Phổ giai cấp tư sản đã bị lôi cuốn vào những cuộc đấu tranh thực sự với chính phủ. Kết quả khóa họp của Nghị viện liên hợp là sự tuyệt giao một cuộc cách mạng tư sản đang đến gần và ít nhất là vào lúc bắt đầu nổ ra lẽ ra trong cuộc cách mạng ấy cũng có thể có được tính nhất trí như cuộc cách mạng ở Viên nếu cuộc cách mạng tháng Hai ở Pa-ri không nổ ra. Cuộc cách mạng này đẩy nhanh mọi việc mặc dầu nó được tiến hành dưới một lá cờ hoàn toàn khác với lá cờ mà giai cấp tư sản Phổ đang dùng để sửa soạn đương đầu với chính phủ của mình. Cuộc cách mạng tháng Hai ở Pháp đã lật đổ chính cái loại chính phủ mà giai cấp tư sản Phổ đang định thiết lập ở nước mình. Cuộc cách mạng tháng Hai tỏ ra là một cuộc cách mạng của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản Cách mạng và phản cách mạng ở Đức nó tuyên bố lật đổ chính phủ tư sản và giải phóng công nhân. Nhưng trong thời gian gần đây giai cấp tư sản Phổ cũng đã gặp quá nhiều sự phiến động của giai cấp công nhân ở chính nước họ. Sau khi nỗi khủng khiếp đầu tiên do những cuộc nổi dậy ở Xi-lê-di gây ra đã tiêu tan thì giai cấp tư sản Phổ thậm chí còn mưu toan lái phong trào công nhân theo hướng có lợi cho nó. Nhưng tuy vậy nó vẫn cảnh giác ghê sợ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cách mạng bởi thế khi nó thấy đứng đầu chính phủ ở Pa-ri là những con người mà nó coi là những kẻ thù nguy hiểm nhất của chế độ sở hữu của trật tự của tôn giáo của gia đình và của mọi điều thiêng liêng khác của giới tư sản hiện đại thì lập tức nó cảm thấy nhiệt tình cách mạng của nó nguội lạnh hẳn đi. Nó biết rằng phải nắm lấy cơ hội và nếu không có sự ủng hộ của quần chúng công nhân