Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1 Tiếng nói của dân tộc ta chắc chắn tồn tại từ lâu lắm rồi. Nhưng phải tới cuối thời kỳ triều đại Hùng Vương, tức vào khoảng những thế kỷ trước và sau tây lịch, ta mới có một số thông tin về tiếng nói này qua bài Việt ca và một số cấu trúc được tìm thấy trong Lục độ tập kinh và Tạp thí dụ kinh.[1] Đặc biệt hai bản kinh vừa nói có khả năng đã tồn tại như những bản kinh tiếng Việt đầu tiên mà ta. | VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1 Tiếng nói của dân tộc ta chắc chắn tồn tại từ lâu lắm rồi. Nhưng phải tới cuối thời kỳ triều đại Hùng Vương tức vào khoảng những thế kỷ trước và sau tây lịch ta mới có một số thông tin về tiếng nói này qua bài Việt ca và một số cấu trúc được tìm thấy trong Lục độ tập kinh và Tạp thí dụ kinh. 1 Đặc biệt hai bản kinh vừa nói có khả năng đã tồn tại như những bản kinh tiếng Việt đầu tiên mà ta hiện biết và đã lưu hành vào những thế kỷ đầu sau tây lịch tối thiểu cho tới lúc Khương Tăng Hội - 280 dịch ra tiếng Trung Quốc. Vào thời điểm này tiếng Việt đã phát triển phong phú và đa dạng đến nỗi Sĩ Nhiếp 137-226 tương truyền đã viết bộ từ điển Hán Việt đầu tiên được biết đó là Chỉ nam phẩm vựng hai cuốn. Đà phát triển này vẫn tiếp tục tới cuối thế kỷ thứ tư với sự ra đời các tác phẩm có thể coi như tự điển chữ Việt và cách thức ghi âm chữ Việt biết dưới tên Tá âm và Tá âm tự của Đạo Cao 370 -450 1. Rồi sau đó tiếng Việt như một văn tự vẫn tiếp tục được sử dụng mạnh mẽ. Dân ta đã dùng tên Bố Cái Đại Vương để gọi cho người anh hùng Phùng Hưng.Và khi nền độc lập dân tộc được phục hưng các triều đại có khả năng đã dùng tiếng Việt để ban bố các mệnh lệnh hành chánh của triều đình cho dân chúng. Ta có thể mạnh dạn đưa ra giả thiết này nhờ vào một sự cố giữa hàn lâm phụng chỉ Đinh CủngViên và hành khiển Lê Tòng Giáo năm 1288 theo đó có lệ cũ là phải viết và đọc chiếu chỉ của vua bằng hai thứ tiếng tiếng Việt và tiếng Hán. Như thế đến giữa thế kỷ thứ 13 tiếng Việt như một văn tự đã thực hiện mọi chức năng của nó. Điều bất hạnh là do thiên tai và địch họa hàng loạt các tác phẩm viết bằng tiếng nói của dân tộc ta từ những bản kinh đầu tiên như Lục độ tập kinh và các bản chiếu chỉ của nhà vua cho đến các tác phẩm văn học như Tiều ẩn quốc ngữ thi tập của Chu Văn An đã bị tán thất. Bài thơ tiếng Việt tương truyền đầu tiên hiện biết là bài Giáo trò cho các buổi hát chèo thường được gắn cho tên tuổi của thiền sư Đạo Hạnh -1117 . Vì đây là một bài .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN