Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TỪ NGÔN TỪ TỤC Ô NHỤC PHỤ NỮ ĐẾN SỰ THỂ HIỆN QUYỀN LỰC PHỤ QUYỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Một số người cho rằng, việc cấm kỵ nói tục chính là vì tôn trọng phụ nữ, không nên “làm nhục mẹ của người khác”, nhưng điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây là: tại sao những từ ngữ này luôn chỉ đến phụ nữ? Hơn nữa, người ta lại thường chỉ đến “mẹ” của đối phương mà không là “chị”, “em” hay là “dì”? Khi liên kết với thân thể của người phụ nữ, tại sao luôn là “sinh thực khí” mà không phải là “chân”, “tay” hay các bộ phận khác? . | TỪ NGÔN TỪ TỤC Ô NHỤC PHỤ NỮ ĐẾN Sự THỂ HIỆN QUYỀN LựC PHỤ QUYỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ Cai Pei Thái Bội Trần Duy Khương lược dịch Một số người cho rằng việc cấm kỵ nói tục chính là vì tôn trọng phụ nữ không nên làm nhục mẹ của người khác nhưng điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây là tại sao những từ ngữ này luôn chỉ đến phụ nữ Hơn nữa người ta lại thường chỉ đến mẹ của đối phương mà không là chị em hay là dì Khi liên kết với thân thể của người phụ nữ tại sao luôn là sinh thực khí mà không phải là chân tay hay các bộ phận khác Việc sử dụng những từ ngữ như thế bị hạn định bởi thể hệ giá trị và hệ thống tư tưởng nào Quan hệ quyền lực được thể hiện ra là như thế nào Ý thức phản kháng cái bẩn cái tục dường như là một sự giả dối vì ở đây sự phản kháng cũng chính là hình thức thể hiện của sự thuần phục. Mặt khác những từ ngữ bị phản kháng ấy phải chăng là một kiểu xâm phạm đến phụ nữ nên vì thế mà cấm kỵ Nhưng trên thực tế thì chắc chắn rằng đó không thể là một kiểu xâm phạm đó không phải là những nơi có thể bị xâm phạm giá trị giới tính sinh thực khí vai trò của người mẹ mà đó chính là sự hạn định và sự thể hiện của phụ quyền cơ hồ như hoàn toàn không phải là kết quả từ sự tự cảm nhận của phụ nữ. Thông thường ngôn từ tục nằm ở vùng rìa của quy phạm ngôn ngữ chính thống nó vi phạm đến những quy tắc thông thường nó khiêu chiến với cấm kỵ. Vì vậy việc nghiên cứu ngôn từ tục rất có khả năng sẽ xuất hiện những nguy cơ đối với quyền lực và kết cấu thống trị tượng trưng trong ngôn ngữ. Điều giả dối ở đây là việc sử dụng và lưu truyền ngôn từ tục hoàn toàn không phải là dựa vào cái gọi là hình thái ý thức cơ quan nhà nước để xây dựng tính chính đáng của nó mà ngôn từ tục bị đè ép bởi quyền uy chính thống. Dạng ngôn ngữ bị ức chế này trong cuộc sống đời thường luôn luôn được thẩm thấu và cuối cùng thì nó vẫn hình thành được một mô hình của một địa vị áp bức phụ nữ và quyền lực đằng sau nó nhất định là một chính quyền chí cao vô thượng mà không cần phải dựa vào bất kỳ một .