tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Tóm tắt luận án: Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận có nội dung gồm 4 chương. Chương 1: tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. Chương 2: ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm miền "bộ phận cơ thể người" trong tục ngữ và ca dao tiếng Hán. Chương 3: ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm miền "bộ phận cơ thể người" trong tục ngữ và ca dao tiếng Việt. Chương 4: những điểm tương đồng và dị biệt của ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm miền "bộ phận cơ thể người" trong tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --*-- LIÊU THỊ THANH NHÀN TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TỤC NGỮ, CA DAO TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62220240 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. . Trương Thị Nhàn 2. TS. Nguyễn Phước Lộc Huế - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: 1. . Trương Thị Nhàn 2. TS. Nguyễn Phước Lộc Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại Thành phố Huế. Vào hồi . giờ ngày tháng . năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc Gia. 1. Lý do chọn đề tài 1 MỞ ĐẦU Cơ thể con người nói chung trên thế giới có nhiều điểm giống nhau. Tất cả chúng ta đều có hai mắt, hai tay, hai vai, hai đùi, có máu chảy, có phổi để thở, có da và các cơ quan khác. Tuy nhiên, cơ thể và những gì chúng ta làm với nó sẽ xuất hiện các tình huống khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Do đó, từ rất lâu, cơ thể người đã trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều khoa học: triết học, tâm lí học, sinh học, y học, ngôn ngữ học, Ngoài ra, trong quá trình dạy học ngoại ngữ, nếu giáo viên giải thích rõ vai trò của hai cơ chế tri nhận ADYN và HDYN BPCTN trong tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt sẽ giúp người học có thể hiểu thấu đáo nghĩa của tục ngữ, ca dao và vận dụng chúng vào trong hoạt động giao tiếp cụ thể. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Từ ngữ chỉ BPCTN trong tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn NNHTN”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những ADYN và HDYN miền “BPCTN” được sử dụng trong tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt; phân tích mô hình ánh xạ của những ẩn dụ, hoán dụ đó trong việc thể hiện tư duy của từng dân tộc, vẽ sơ đồ hình ảnh và sơ đồ tâm lan tỏa cho

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN