Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA LÝ THUYẾT KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN ĐANG ĐƯỢC VẬN DỤNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong hơn 20 năm đổi mới của Việt Nam vừa qua đã và đang có khá nhiều các khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển được vận dụng vào thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế cũng như trong nhận thức của chúng ta chưa hẳn đã có sự thống nhất về nội hàm khoa học và cơ sở thực tiễn của các khái niệm đó. Bài viết này sẽ góp phần trao đổi thêm với bạn đọc những thông tin cơ bản về một số khái niệm đó và thực tiễn vận dụng. | MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA LÝ THUYẾT KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN ĐANG ĐƯỢC VẬN DỤNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. TRẦN ANH PHƯƠNG Trong hơn 20 năm đổi mới của Việt Nam vừa qua đã và đang có khá nhiều các khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển được vận dụng vào thực tiễn nước ta. Tuy nhiên trên thực tế cũng như trong nhận thức của chúng ta chưa hẳn đã có sự thống nhất về nội hàm khoa học và cơ sở thực tiễn của các khái niệm đó. Bài viết này sẽ góp phần trao đổi thêm với bạn đọc những thông tin cơ bản về một số khái niệm đó và thực tiễn vận dụng vào nước ta. Đã có rất nhiều khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển mà cơ sở xuất phát của nó là từ các khái niệm rất cơ bản của lý thuyết kinh tế học hiện đại đã có trên thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là từ các nước phương Tây đã có nền công nghiệp TBCN phát triển được du nhập và vận dụng vào công cuộc đổi mới phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hơn 20 năm vừa qua. Dưới đây chỉ đề cập đến một số khái niệm cơ bản nhất đã được chính thức hoá trong các văn kiện của Đảng Nhà nước ta và nhiều công trình khoa học các sách báo thông tin phản ánh. Đó là các khái niệm tăng trưởng kinh tế phát triển kinh tế và phát triển bền vững 1. Tăng trưởng kinh tế Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Để đo lường kết qủa sản xuất xã hội hàng năm dùng làm thước đo so sánh quốc tế về mặt lượng của trình độ phát triển kinh tế giữa các nước các nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Product viết tắt là GNP tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product viết tắt là GDP . Hai chỉ tiêu này khi sử dụng có tác dụng khác nhau GNP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đối với các nước có nền kinh tế mở đã khá phát triển còn GDP phản ánh quá trình .