Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quản Lý Theo Mô Hình Con Cua
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nếu ví doanh nghiệp là con cua, lãnh đạo được ví như hai cái càng, các phòng ban và nhân viên được ví như những cái chân của con cua, thì mọi hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ hài hòa, nhịp nhàng, đồng bộ. | Quản Lý Theo Mô Hình Con Cua Nếu ví doanh nghiệp là con cua lãnh đạo được ví như hai cái càng các phòng ban và nhân viên được ví như những cái chân của con cua thì mọi hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ hài hòa nhịp nhàng đồng bộ. Vậy tại sao chúng ta không vận dụng ưu điểm của con cua vào việc quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp nhằm phát huy tối đa sự đóng góp của mỗi cá nhân phòng ban vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Gánh nặng quản lý kiểu đầu tàu Hiện nay có không ít các doanh nghiệp Việt Nam quản lý lãnh đạo theo mô hình đầu tàu trong đó lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu kéo toàn bộ toa tàu phía sau. Có trường hợp lãnh đạo đi nhanh quá nhân viên theo không kịp hoặc nhân viên chậm quá khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng lớn. Điều này tạo ra một thói quen xấu lãnh đạo kéo thì chạy không kéo thì thôi. Bao nhiêu công việc cũng do chính lãnh đạo đốc thúc và giải quyết. Vì thế khi lãnh đạo doanh nghiệp đi công tác xa hay có việc gì bất ngờ thì mọi hoạt động bị đình trệ. Một doanh nghiệp lãnh đạo vừa xác định hướng vừa chạy mở đường vừa kéo theo một nhóm nhân viên cùng chạy thì làm sao chạy nhanh được và cũng không đủ sức để tham gia vào cuộc chạy đua đường dài. Có những lúc công việc quá nhiều lãnh đạo thiếu sáng suốt chắc chắc đầu tàu sẽ chạy lệch và dẫn đến cả nhân viên đều đi trật đường ray . Và đến khi lãnh đạo muốn tìm một người thay thế mình thì không có ai đảm đương được. Một doanh nghiệp mà sự phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào một vài người thì sẽ có những rủi ro nhất định và không thể hiện đúng chức năng thật sự của lãnh đạo. Đó là vai trò nâng cao tầm quan trọng và vị thế của mỗi người trong doanh nghiệp để đóng góp của họ càng ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó ở một số doanh nghiệp lại xuất hiện các trường hợp ngược lại mỗi nhân viên phòng ban cứ đua nhau mà chạy mạnh ai nấy chạy và đôi khi chạy không nhịp nhàng không cùng một hướng đến một lúc nào đó người chạy nhanh phải chờ người chạy chậm - chi phí chờ đợi lẫn nhau .