Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cơ sở viễn thông_ Chương 6
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu tham khảo Môn kỹ thuật viễn thông, học phần Cơ sở viễn thông_ Chương "Biến điệu xung" dành cho các sinh viên, học viên đang theo học ngành công nghệ viễn thông. | Cơ Sở Viễn Thông Phạm Văn Tấn Chương VI BIẾN ĐIỆU XUNG LẤY MẪU SAMPLING . ERROR TRONG SỰ LẤY MẪU. BIẾN ĐIỆU XUNG. BIẾN ĐIỆU BIÊN ĐỘ XUNG PAM. MULTIPLEXING PHÂN THỜI GIAN - TDM TIME - DIVISION MULTIPLEXING . BIẾN ĐIỆU ĐỘ RỘNG XUNG PWM PLUSE WIDTH MODULATION . BIẾN ĐIỆU VỊ TRÍ XUNG -PPM PULSE POSITION MODULATION . Trang VI.1 Cơ Sở Viễn Thông Phạm Văn Tấn I. LẤY MẪU Sampling . Để đổi một sóng chứa tin Analog thành tín hiệu rời rạc trục thời gian phải bằng cách này hay cách khác được rời rạc hoá. Sự đổi trục thời gian liên tục thành một trục rời rạc được thực hiện nhờ phương pháp lấy mẫu. Định lý lấy mẫu đôi khi còn gọi là định lý Shannon hoặc định lý Kotelnikov chứng tỏ rằng Nếu biến đổi F của một hàm thời gian là zero với I f I fm và những trị giá của hàm thời gian được biết với t n TS với mọi trị nguyên của n thì hàm thời gian được biết một cách chính xác cho mọi trị của t. Điều kiện hạn chế là TS . 2fm Nói cách khác s t có thể được xác định từ những trị giá của nó tại một loạt những thời điểm cách đều nhau. Tần số lấy mẫu ký hiệu là fS 1 TS fS 2fm Như vậy tần số lấy mẫu ít nhất phải 2 lần cao hơn tần số của tín hiệu được lấy mẫu. Nhịp độ lấy mẫu tối thiểu 2 fm được gọi là nhịp lấy mẫu Nyquist. Thí dụ nếu một tiếng nói có tần số max 4KHz nó phải được lấy mẫu ít nhất 8.000 lần sec. Ta thấy rằng khoảng cách giữa những thời điểm lấy mẫu thì tỷ lệ nghịch với tần số cao nhất của tín hiệu fm . Có ít nhất 3 cách để tiếp cận với định lý Shannon. Ta sẽ trình bày ở đây 2 cách. 1. Cách thứ nhất chỉ cần sự hiểu biết cơ bản về định lý AM. Hình 6.1 Tích của chuỗi xung và s t . Ta lấy tích của một chuỗi xung và s t . Nếu chuỗi gồm những xung hẹp thì output của mạch nhân là một phiên bản được mẫu hoá của tín hiệu gốc. Output không chỉ tùy thuộc vào những trị mẫu của input mà còn vào một khoảng những trị chung quanh mỗi điểm lấy mẫu. Những hệ thống thực tế thường lấy mẫu trong một khoảng thời gian nhỏ xung quanh các điểm lấy mẫu. Hàm nhân không nhất thiết phải chứa các xung vuông .