Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vũ Trụ Nhân Linh - III. Cơ Cấu Thời Gian Với Sự Vật

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Quan niệm tĩnh chỉ về sự vật Với thời gian hàng ngang thì quan niệm sự vật phải là im lìm, vì nếu có biến dịch là do thời gian tạo ra. Vậy nếu thời gian được quan niệm như thực thể độc lập đứng bên ngoài sự vật, thì sự vật tất nhiên phải bất động (inerte) và đó là quan niệm của triết lý yếu tính Platon, hay bản thể Aristote, hoặc quan niệm về sự vật như một đối tượng của phái duy tâm Descartes đến Hegel. Bachelard viết: Descartes a beau s en défendre, si. | Vũ Trụ Nhân Linh III. Cơ Cấu Thời Gian Với Sự Vật 1. Quan niệm tĩnh chỉ về sự vật Với thời gian hàng ngang thì quan niệm sự vật phải là im lìm vì nếu có biến dịch là do thời gian tạo ra. Vậy nếu thời gian được quan niệm như thực thể độc lập đứng bên ngoài sự vật thì sự vật tất nhiên phải bất động inerte và đó là quan niệm của triết lý yếu tính Platon hay bản thể Aristote hoặc quan niệm về sự vật như một đối tượng của phái duy tâm Descartes đến Hegel. Bachelard viết Descartes a beau s en défendre si la matière est uniquement étendue elle est faite de solides. N.E.S 59 . Descartes có mà chối cãi đàng trời nếu vật chất chỉ có một chiều trải ra như quan niệm thời gian phân trương của bình cát thì tất nhiên nó phải tạo thành do những cái cứng đặc những sự vật im lìm inerte . Ngay đến quan niệm của nhóm Leucippe Lucrèce Démocrite tuy có tên là nguyên tử nhưng tựu trung cũng vẫn còn là bất khả diệt không thể thấu qua được particules solides unes indestructibles imperméables . Theo Lucrèce trong quyển De Natura Rerum thì những nguyên tử đó rơi theo chiều trọng lực tình cờ đi trật đường clinamen inclinaison de la verticale mới hợp với những nguyên tử khác để cấu thành sự vật dị biệt. Như vậy tuy mang tên là nguyên tử kỳ thực thì vẫn là vật đông đặc tuy rất nhỏ bé và di chuyển động đậy nhưng tự thân hạt nguyên tử vẫn còn tính chất cứng chắc. Chính nó đã ảnh hưởng vào quan niệm nguyên tử lúc đầu. Ông Rousseau viết Khi mới khám phá ra ở giữa thế kỷ 19 nguyên tử xuất hiện như một hạt nhỏ tuy không thể cầm bắt được nhưng nó vẫn là cái chi có mặc dầu đó chỉ là cái có giả thuyết nhưng bản tính vẫn là vật chất insaisissable et même hypothétique mais essentiellement matériel . Những người chủ trương thuyết nguyên tử lúc bấy giờ quả quyết nếu ta có cách cưa gỗ rồi bào những mạt cưa rồi lại bào những mạt cưa của mạt cưa thành ra những phần đủ nhỏ thì chúng ta sẽ đạt tới nguyên tử. Nhưng sang đầu thế kỷ 20 quang cảnh đổi hẳn nguyên tử không còn là hạt cứng nữa nó đã trở nên một sự phối