tailieunhanh - Vũ Trụ Nhân Linh - IX. Hồng Phạm

Hồng phạm tiếp nối việc ngũ hành để đưa an vi vào trong cụ thể, bởi cụ thể đi xa hơn ngũ hành, ở ngũ hành mới nói đến lưỡng địa (cộng tam tài với lưỡng địa thành ngũ hành). Đến Hồng phạm thì lưỡng địa đã trở thành bát quái tức là chia nhỏ lưỡng địa ra thành "bát trù" cho bớt mung lung. Bát trù là tám loại thể chế theo nghĩa rộng. Nhờ có bát trù "lưỡng địa" hết trừu tượng và trở nên cụ thể, hiện hình ra rõ rệt. Còn tam tài thì ở. | Vũ Trụ Nhân Linh iiÀ r i IX. Hồng Phạm Hồng phạm tiếp nối việc ngũ hành để đưa an vi vào trong cụ thể bởi cụ thể đi xa hơn ngũ hành ở ngũ hành mới nói đến lưỡng địa cộng tam tài với lưỡng địa thành ngũ hành . Đến Hồng phạm thì lưỡng địa đã trở thành bát quái tức là chia nhỏ lưỡng địa ra thành bát trù cho bớt mung lung. Bát trù là tám loại thể chế theo nghĩa rộng. Nhờ có bát trù lưỡng địa hết trừu tượng và trở nên cụ thể hiện hình ra rõ rệt. Còn tam tài thì ở đây thu gọn vào Hoàng cực ở trung cung để chỉ nhất thể u linh. Tám trù cộng với Nhất thể vị chi là cửu trù. Nói cửu trù là gọi lạm thực ra chỉ có bát trù còn Hoàng cực không phải là trù mà là chữ Tương viết hoa nó liên hệ với tất cả các trù chu vi. Số tám cũng là số cùng cực của đất để chỉ tất cả những gì đã đóng khuôn đã mang hình thái tên tuổi. Còn chữ Tương không có tên nên không bị đóng khuôn để có thể không đâu không ở đặng làm cho Phạm trở nên Hồng nghĩa là vô biên không cõi bờ mốc giới. Và sau đây là cái triết lý của Hồng phạm cửu trù. Khi nhìn sự vật quanh mình ta thấy có muôn hình dị biệt tự côn trùng thảo mộc chim muông đến các loại kim khí hiện tượng. không sao xếp loại cho hết nhưng khi nhìn bao trùm cả vũ trụ ta lại thấy có thể xếp ra hai loại lớn một là tán hai là tụ và ta quen gọi là âm dương đi ngược chiều nhau. Tuy nhiên hai chiều đó là luật phổ biến mà đã phổ biến thì phải vô hình vô trạng nên thường nhân không thấy. Người thường chỉ thấy có sự vật lẻ tẻ và khoa học cũng chỉ thấy được có những luật tắc tư riêng thuộc từng loại như toán lý hóa sinh vật điện quang. Cái nhìn lẻ tẻ này thiết yếu và đủ cho phạm vi thường nghiệm giác quan thuộc gian thời nhưng đi vào triết nghĩa là đi vào đời sống toàn diện của Con Người viết hoa Người đại ngã tâm linh thì không đủ và lúc ấy cái nhìn lẻ tẻ bị gọi là Nhị Nguyên. Trong Hồng Phạm gọi nhị nguyên là đắp đê hay phá đê cả hai đều gây tai hại nói bóng là Cổn cực tử . Ông Cổn bị chết khổ vì đã theo cái nhìn nhị nguyên giới hạn phân chia ra bé nhỏ không có gì

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.