Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài Giảng Hóa Hữu Cơ 1 - Chương 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chiết tách và tinh chế hợp chất hữu cơ Các hợp chất hữu cơ khi mới điều chế được hoặc tách từ động thực vật, thường ở dạng hỗn hợp không tinh khiết. Vì vậy muốn nghiên cứu chúng, muốn phân tích định tính hay định lượng chúng thì nhiệm vụ trước tiên là phải tách chúng thành từng chất riêng biệt, ở dạng tương đối nguyên chất. 2.1.1. Tinh chế chất rắn 2.1.1.1. Phương pháp kết tinh a. Khái niệm Kết tinh là một quá trình biến đổi pha của một chất từ rắn sang lỏng khi hoà tan. | CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC KHÔNG GIAN PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 2.1. Chiết tách và tinh chế hợp chất hữu cơ Các hợp chất hữu cơ khi mới điều chế được hoặc tách từ động thực vật thường ở dạng hỗn hợp không tinh khiết. Vì vậy muốn nghiên cứu chúng muốn phân tích định tính hay định lượng chúng thì nhiệm vụ trước tiên là phải tách chúng thành từng chất riêng biệt ở dạng tương đối nguyên chất. 2.1.1. Tinh chế chất rắn 2.1.1.1. Phương pháp kết tinh a. Khái niệm Kết tinh là một quá trình biến đổi pha của một chất từ rắn sang lỏng khi hoà tan chất rắn trong một dung dịch bão hoà sau đó làm lạnh dung dịch bão hoà đó thu được chất rắn kết tinh Chú ý Chất rắn kết tinh khác kết tủa Chắt rắn kết tinh Có sự sắp xếp lại các phân tử và có cấu trúc mạng tinh thể. Kết tủa Kết tủa tinh thể và kết tủa vô định hình. b. Cơ sở lý thuyết Phương pháp kết tinh được dùng để tách và tinh chế các chất hữu cơ rắn dựa trên nguyên tắc là các chất khác nhau có độ hoà tan khác nhau trong cùng một dung môi. Dung môi thích hợp được lựa chọn thường là dung môi trong đó độ hoà tan của chất cần tinh chế tăng khá nhanh theo nhiệt độ tan kém ở nhiệt độ thường. Dung môi không tan trong tạp chất dung môi không có lực tương tác về mặt hoá học đối với chất kết tinh. Dung môi sau khi kết tinh lại phải dễ bay hơi. Dung môi lựa chọn phải dễ kiếm rẻ tiền. Bằng cách tạo dung dịch bão hoà ở nhiệt độ cao thường là nhiệt độ sôi của dung môi sau đó để nguội dung dịch thu được chất cần tinh chế sẽ lắng xuống đáy bình hay đáy cốc các tạp chất sẽ ở lại trong dung dịch. Bằng cách kết tinh lại một số lần trong cùng một dung môi hoặc trong các dung môi khác nhau người ta có thể thu được tinh thể chất cần tinh chế ở dạng khá tinh khiết. Cũng có khi người ta dùng một dung môi có độ hoà tan với tạp chất nhiều hơn để loại tạp chất khỏi chất rắn cần tinh chế. Dung môi thường dùng là nước alcol etylic ancol metylic hay một alcol thích hợp khác axeton axit axetic ete benzen cloroform etyl axetat.hoặc đôi khi hỗn hợp giữa chúng. Khi cần tách