Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm chủ trì, tham dự hội nghị, hội thảo khoa học: Phần 2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ngoài ra, cuốn sách "Phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm chủ trì, tham dự hội nghị, hội thảo khoa học" còn giới thiệu thêm về phương pháp, kỹ năng chuẩn bị, điều hành các cuộc họp, viết báo cáo; giới thiệu phương pháp luận đồng hợp Malik, một phương pháp hiện đại giúp nâng cao hiệu quả công việc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây | Phần III KỸ THUẬT TRÌNH BÀY POWERPOINT TRONG HỘI NGHỊ HỘI THẢO KHOA HỌC I. CÁCH ĐẶT TỰA ĐỀ Tựa đề của một báo cáo khoa học hay một bài nói chuyện cũng giống như dòng chữ quảng cáo. Diễn giả muốn có nhiều người chú ý đến bài nói chuyện báo cáo của mình muốn tạo sự hấp dẫn cho nội dung ngay từ đầu thì tựa đề phải đầy đủ nhưng không quá phức tạp mà cũng không chung chung. Tựa đề phức tạp làm người nghe không thấy hấp dẫn tựa đề chung chung làm người nghe không có động cơ để theo dõi và không tập trung. Sau đây là một số nội dung chỉ dẫn cụ thể về cách đặt tựa đề để hấp dẫn người nghe. 1. Slide đầu tiên Bài nói chuyện báo cáo bắt đầu bằng slide đầu tiên thường là slide tựa đề. Không có quy định nào về đặt tựa đề nhưng 2 thông tin quan trọng nhất cần phải có là 1 Tựa đề 2 Tác giả và nơi làm việc. Phần III KỸ THUẬT TRÌNH BÀY POWERPOINT TRONG HỘI NGHỊ. 83 Tựa đề thường viết bằng cỡ chữ 40 trở lên để cử tọa dễ đọc. Ngoài ra trong thực tế một số báo cáo viên nhất là báo cáo viên là nghiên cứu sinh cần cung cấp thêm các thông tin như 1 Tên và ngày tổ chức hội nghị hội thảo về nội dung có liên quan địa điểm tổ chức 2 Danh sách lược sử đồng tác giả chú ý các thông tin về những đóng góp nổi trội trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn của tác giả về lĩnh vực liên quan 3 Tên và logo của đơn vị nghiên cứu 4 Tên của các giáo sư người hướng dẫn 5 Lời cảm tạ 6 Cơ quan tổ chức cá nhân tài trợ 7 Hình ảnh nền background image . Thông tin 1 có khi cần thiết vì nó cho thấy báo cáo viên có đầu tư thời gian để soạn tài liệu cho hội nghị. Trong thực tế nhiều báo cáo viên sử dụng một bài nói chuyện báo cáo từ hội nghị này sang hội nghị khác chẳng có thông tin gì mới. Cách làm như thế rất phản tác dụng vì người nghe chẳng những xem thường diễn giả mà còn cảm thấy mất thì giờ đi nghe những thông tin cũ. Thông tin 3 - 5 có khi không cần thiết. Thật vậy có thể nói phần lớn người nghe chẳng cần biết tên hay logo của đơn vị nghiên cứu hay tên của thầy cô hay lời cảm tạ. Tuy nhiên những .